Mạng lưới CVĐC toàn cầu kỷ niệm ngày Đa dạng địa chất Quốc tế lần thứ nhất

Chủ nhật - 11/12/2022 21:03

Ngày 6/10/2022 là lần đầu tiên ngày Đa dạng địa chất quốc tế được tổ chức. Tại phiên họp thứ 41 của Đại hội đồng UNESCO diễn ra vào tháng 11 năm 2021, các quốc gia thành viên chính thức công nhận ngày Đa dạng địa chất quốc tế. Kể từ đây ngày 6/10 hàng năm được lấy làm ngày đa dạng địa chất quốc tế.

48
Sự kiện trực tuyến kỷ niệm ngày đa dạng địa chất quốc tế của GGN và UNESCO

Đa dạng địa chất bao gồn các yếu tố tự nhiên không mang sự sống như khoáng chất, đá, hoá thạch, đất, trầm tích, địa mạo, địa hình, các đặc điểm thuỷ văn như sông hồ. Thuật ngữ “đa dạng địa chất” cũng được mở rộng với các quá trình hình thành và biến đối các đặc điểm này. Những ví dụ độc đáo về đa dạng địa chất được tìm thấy tại các CVĐC toàn cầu trên toàn thế giới.

49
Diễn đàn trực tuyến về di sản địa chất trong các CVĐC núi lửa với sự tham gia của CVĐC Đắk Nông (Việt Nam), Rinjani Lombok (In-đô-ni-xi-a), Aso (Nhật Bản)
50
Mạng lưới CVĐC Canada tổ chức Cuộc thi ảnh đa dạng địa chất
50
51
52
53
54

Nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về các giá trị đa dạng địa chất và tăng cường quảng bá hình ảnh CVĐC, các thành viên của Mạng lưới CVĐC đã tích cực hưởng ứng ngày Đa dạng địa chất Quốc tế với các hoạt động đa dạng như tổ chức Hội thảo, các bài giảng về đa dạng địa chất, CVĐC, tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong vùng CVĐC, cuộc thi ảnh, triển lãm...

Ngày 6/10, Mạng lưới CVĐC toàn cầu GGN và UNESCO phối hợp tổ chức sự kiện trực tuyến kỷ niệm ngày Đa dạng địa chất quốc tế lần thứ nhất, trao đổi chia se hoạt động của các CVĐC trong mạng lưới và thúc đẩy việc quảng bá hình ảnh CVĐC.

Tham gia sự kiện, đại diện của Mạng lưới CVĐC toàn cầu các khu vực chia sẻ về các hoạt động của các CVĐC trong mạng lưới nhân ngày Đa dạng địa chất Quốc tế. Cũng trong sự kiện, mạng lưới CVĐC toàn cầu GGN công bố các khu vực nhận tài trợ của UNESCO và GGN cho việc xây dựng và phát triển CVĐC tại châu Phi, các nước Ả - rập và các tiểu quốc đảo đang phát triển. Đây là một sáng kiến của Mạng lưới CVĐC toàn cầu nhằm hỗ trợ tư vấn riêng cho các khu vực trên trong việc phát triển mô hình CVĐC. Các chuyên gia của Mạng lưới CVĐC toàn cầu sẽ tư vấn và hỗ trợ các địa phương từ khi bắt đầu xây dựng CVĐC cho tới khi nộp hồ sơ xin công nhận danh hiệu là CVĐC toàn cầu. Theo đó, GGN trao hỗ trợ cho 04 ứng viên hộp hồ sơ năm 2021 đến từ các quốc gia Tunisia, Kenya, Madagasca và Eswatini, năm 2022 gồm 4 hồ sơ đến từ Ma-rốc, Ai Cập, Cuba và khu vực của 4 quốc đảo Samoa, Tuvalu, Vanuatu, Fiji.

Công viên địa chất toàn cầu Satun, Thái Lan

CVĐC Satun nằm ở tỉnh Satun, phía Nam Thái Lan, giáp biển An-đa-man, trong đó có 2 vườn quốc gia và 1 khu bảo tồn động vật hoang dã. Diện tích của CVĐC là 2.597,21km2, bao gồm diện tích các huyện Thungwa, La-ngu, Manang và một phần huyện Mueang Satun. Qua các minh chứng về địa mạo, đá, hoá thạch cho thấy khoảng 500 triệu năm trước Satun là một vùng biển cổ.

Đặc điểm địa hình, đá và hóa thạch trong vùng CVĐC cho thấy khoảng 500 triệu năm trước Satun là một vùng biển cổ. Hầu hết mọi nơi trong vùng CVĐC đều có thể tìm thấy các lọa đá có nguồn gốc từ Đại cổ sinh liên quan đến cấu trúc uốn nếp. Sau va chạm của các mảng kiến ​​tạo và đá granit bị magma xâm nhập trong kỷ Trias (Tam Điệp), phần lớn khu vực được nâng lên khỏi đại dương. Xói mòn và sụt lún ở một số khu vực thời gian đã hình thành “nơi giao nhau giữa biển xưa và biển nay”. CVĐC Satun có 4 đặc trưng địa mạo chính: Cảnh quan karst, đồng bằng nhấp nhô, đồng bằng ven biển, và quần đảo Phettra-Tarutao.

55
Cảnh quan karst đá vôi thời kỳ Ordovic thể hiện rõ nét đặc trưng địa chất của CVĐC Satun
56
Quang cảnh ấn tượng của “bãi biển bí mật” trên đảo Ko Khao Yai, hố sụt hình thành do sụt lở đá vôi
57
Thạch nhũ hình khuôn mặt phụ nữ trong hang động biển Tham Le Stegodon

Được biết đến là 'Vùng đất của hóa thạch Palaeozoic', khu vực này nổi tiếng ở cả Thái Lan và toàn bộ Đông Nam Á, vì sự phong phú và đa dạng cao của các loài hóa thạch cũng như chuỗi hóa thạch lâu đời nhất bao gồm bọ ba thùy, tay cuộn, stromatolit, lớp răng nón, lớp bút đá, tentaculite, ốc Anh vũ.

CVĐC toàn cầu Satun có dân số khoảng 113.110 người chủ yếu là người Thái. Là một vùng đất yên bình, nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên, với các nền văn hóa và tôn giáo như Phật giáo, Hồi giáo và Cơ đốc giáo, và các dân tộc thiểu số như người Semung, Maniq và Urak Lawoi cùng sinh sống hòa hợp.

Với đặc điểm địa hình và cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, CVĐC Satun mang đến cho những người ưu mạo hiểm các hoạt động trải nghiệm đa dạng như kayaking, lặn biển, leo núi, đối với du khách muốn tận hưởng sự thư giãn có thể đến với các thác nước và bãi biển. Ngoài ra, du khách cũng có thể trải nghiệm các sản phẩm địa phương và các loại hình văn hóa đa dạng.

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây