Thác Bản Giốc được xếp hạng danh thắng quốc gia theo Quyết định số 989/QĐ-BVHTTDL ngày 20/05/1998 của Bộ VHTTDL. Nằm ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, được mệnh danh là thác lớn và đẹp thứ tư thế giới trong số các thác nước ở biên giới giữa các quốc gia, sau thác Iguazu giữa Brasil và Argentina, thác Victoria giữa Zambia và Zimbabue, và thác Niagara giữa Hoa Kỳ và Canada, thác Bản Giốc là một trong những địa điểm du lịch chính của tỉnh Cao Bằng.
Nằm trên sông Quay Sơn chảy theo phương TB-ĐN, thác Bản Giốc, rộng khoảng 300m, cao khoảng 35m, gồm 03 tầng: tầng 1 từ mặt sông đến độ cao khoảng 14-15m, tầng 2 cao khoảng 10-12m, và tầng 3 cao khoảng 6-8m. Thác gồm có thác phụ và thác chính. Thác phụ,nằm trong địa phận Việt Nam, dài 150m gồm 01 tầng cao khoảng 30m. Thác chính nằm giữa biên giới Việt-Trung dài khoảng 50m. Tại đây một đứt gãy phương ĐB-TN cắt qua đá vôi màu xám sáng, phân lớp mỏng đến trung bình, xen lẫn lớp mỏng đá phiến sét xám nâu, xám xanh của hệ tầng Tốc Tát (D tt) khiến cánh TB nâng lên và cánh ĐN hạ xuống mà thành thác. Các đá hệ tầng Tốc Tát có thế nằm 220Ð45o, bị xiết ép nhiều chỗ thành các thể dồi kích thước đến 1cm. Phía trên là đá vôi của hệ tầng Nà Quản (D -D nq) mầu xám đen, phân lớp mỏng đến trung bình, thế nằm 320Ð45o, chứa hóa thạch Lỗ tầng.
Cảnh quan quanh thác là địa hình karst dạng cụm đỉnh-lũng trên bề mặt san bằng 400-600m với thảm phủ thực vật dầy; Thung lũng đứt gãy sông Quay Sơn phương TB-ĐN kéo dài hàng km với các vách đứt gãy và cánh đồng karst…
Có thể nói hầu hết trong số gần 700.000 lượt khách du lịch hàng năm đến Cao Bằng đều đến tham quan thác Bản Giốc. Khách du lịch đến từ phía Trung Quốc thậm chí còn đông hơn. Hiện tại tỉnh Cao Bằng đang hợp tác với các doanh nghiệp (SaigonTourist) đẩy mạnh nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ở khu vực này. Ngày 15/12/2014 Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng khánh thành chùa Trúc Lâm Bản Giốc ngay trên núi Phia Nhằm bên thác Bản Giốc, tăng thêm ý nghĩa tâm linh của vùng đất biên cương này. Thác Bản Giốc xứng đáng được công nhận ở tầm cỡ quốc tế cả về các mặt khoa học, giáo dục lẫn thẩm mỹCó thể nói hầu hết trong số gần 700.000 lượt khách du lịch hàng năm đến Cao Bằng đều đến tham quan thác Bản Giốc. Khách du lịch đến từ phía Trung Quốc thậm chí còn đông hơn. Hiện tại tỉnh Cao Bằng đang hợp tác với các doanh nghiệp (SaigonTourist) đẩy mạnh nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ở khu vực này. Ngày 15/12/2014 Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng khánh thành chùa Trúc Lâm Bản Giốc ngay trên núi Phia Nhằm bên thác Bản Giốc, tăng thêm ý nghĩa tâm linh của vùng đất biên cương này. Thác Bản Giốc xứng đáng được công nhận ở tầm cỡ quốc tế cả về các mặt khoa học, giáo dục lẫn thẩm mỹ.
Giải lụa xanh ngọc là đặc trưng của Bản Giốc mùa thu
Tư xa, du khác có thể thấy Bản Giốc ẩn mình sau thảm vàng của lúa chín
Bản Giốc được ví giống như Vịnh Hạ Long trên cạn, chỉ khác màu lúa vàng thay cho biển xanh
Lũy tre làng Việt soi bóng dưới dòng sông Quây Sơn xanh như ngọc
Thác Bản Giốc được chia làm 2 nhánh, đây là nhánh lớn với độ cao của mỗi bậc tháp thấp
Nhánh 2 nhỏ hơn nhưng độ cao lại lớn hơn nên thác trông giống mái tóc của nàng tiên nữ
Dù ở góc nào thì thác Bản Giốc trông cũng rất kỳ vĩ
Những hình ảnh cọn nước thân quen trên đỉnh thác của người dân Cao Bằng
Không chỉ lấy nước cấy lúa, người dân xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh còn đánh bắt cá trên dòng sông Quây Sơn
Nắng chiều Bản Giốc đang vẫy gọi du khách đến với vùng biên cương tổ quốc
Một góc ảnh quen thuộc của các nhiếp ảnh gia chuyên và không chuyên khi đến với Bản Giốc
Ảnh: Tuấn Nhã – Hữu Thông
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chúng tôi trên mạng xã hội