Công viên địa chất Cao Bằng

http://caobanggeopark.com


ĐIỂM DI SẢN LÀNG LÀM GIẤY BẢN

1
Cây Mạy Sla, nguyên liệu chính để làm giấy bản
May Sla trees-the main inputs for the production ò the traditional paper
2
Một công đoạn trong quy trình làm giấy bản
One of the numerous steps of traditional paper production
3
Sản phẩm giấy bản của người Nùng An
Traditional paper of Nung An people
Xóm Dìa Trên có 65 hộ làm giấy bản theo phương thức truyền thống, nghề truyền thống này đã được người Nùng An lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Có nhiều công cụ được sử dụng để làm giấy bản (thớt và thanh đập; khuôn vắt; đá ép giấy, nồi (chảo) nấu nguyên liệu).
Nguyên liệu chính làm giấy là vỏ của cây Mạy Sla (tên gọi theo tiếng địa phương). Vỏ cây sau khi phơi khô được cất trên gác bếp làm nguyên liệu quanh năm. Khi làm giấy, vỏ khô được đem ngâm nước cho mềm, sau đó nấu với nước vôi để nhừ.
Tiếp đó, vỏ cây được rửa sạch vôi và ngâm chỗ nước chảy. Bước tiếp theo, vỏ cây được đập nhuyễn thành bột và cho vào bể nước đồng thời pha thêm chất làm trơn lấy từ cây dây trơn (Khuả Háo). Bột vỏ cây “Mạy Sla” được vớt lên cho vào khung ép thành từng tờ giấy, sau đó giấy được dán lên tường nhà để phơi khô.
Giấy bản có màu trắng và mùi thơm đặc trưng của cây rừng và nước vôi. Hai loại khổ giấy phổ biến là 20-25cm và 40 -80cm.
Đồng bào các dân tộc Cao Bằng tâm niệm rằng thế giới thần linh và ông bà tổ tiên chỉ đón nhận tấm lòng của họ khi tiền vàng mã được làm từ giấy bản và thắp bằng nén hương Phja Thắp.
Dia Tren village has 65 households practicing the craft of traditional papermaking, a tradition preserved for many generations inside the Nung An ethnic group.
Many specific tools are used to make paper (chopping board, wooden beating stick, moulds, stones to squeeze wet paper, big cookware, etc).
The main material to produce traditional paper is the bark of May Sla (in local language). The dried bark is hung up above the cooking stove for usage all year round. In the paper making process, first the dried strips of bark are soaked until softened, and then cooked in limewater.
Next, the bark is cleaned and soaked under running water. After that, the softened bark is ground, then, put into a tank of water added with a kind of oil extracted from the locally-known as Khua Hao tree. The pulp of “May sla” is collected with a mould to form paper sheets, the sheets, then, are brushed and dried onto dried surfaces like walls.
This traditional paper has white color and a typical smell of local plants and limewater. The normal sizes of paper are 20-25cm and 40-80cm.
Ethnic people in Cao Bang believe that the spiritual world and their ancestors only receive their respect through votive money and items made from the traditional paper and Phja Thap incense.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây