Hội đồng Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO đề cử 8 CVĐC toàn cầu UNESCO mới
- Thứ bảy - 18/12/2021 11:06
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tại kỳ họp lần thứ 6 được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ ngày 8 đến ngày 11 tháng 12 năm 2021, Hội đồng Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO đã đánh giá 18 hồ sơ CVĐC toàn cầu UNESCO mới (đệ trình vào năm 2019 và 2020) và 29 hồ sơ tái thẩm định các CVĐC toàn cầu UNESCO. Hội đồng cũng xem xét việc thay đổi tên và mở rộng diện tích cũng như văn bản mới để đảm bảo sự rõ ràng và nhất quán trong quá trình áp dụng và giám sát cũng như trong vấn đề quản lý tổng thể của Chương trình Công viên địa chất và Khoa học Địa chất Quốc tế.
Sauk hi đánh giá một cách kỹ lưỡng và trước sự chứng kiến của hơn 50 quan sát viên và đại diện của hơn 30 quốc gia thành viên, Hội đồng CVĐC toàn cầu UNESCO đã đề xuất đề cử 8 CVĐC toàn cầu UNESCO cho Ban chấp hành của UNESCO để thông qua trong kỳ họp mùa Xuân năm 2022.
Theo Mục 2.10 và 5.5 của Hướng dẫn hoạt động đối với Công viên địa chất toàn cầu UNESCO, Hội đồng sẽ trình bày báo cáo về công việc và các quyết định của mình cho Văn phòng CVĐC toàn cầu UNESCO và sẽ chuyển báo cáo đó đến các Quốc gia thành viên và các Quốc gia thành viên liên kết của UNESCO. Nếu Ban chấp hành của UNESCO tán thành kết quả của Hội đồng trong phiên họp mùa xuân năm 2022, thì việc công nhận các CVĐC toàn cầu mới này sẽ nâng tổng số CVĐC toàn cầu trong Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO từ 169 lên 177, tại 46 quốc gia, hai Quốc gia thành viên mới là: Luxembourg và Thụy Điển.
Các CVĐC mới được đề xuất bao gồm:- Ries (Đức)
- Platåbergen (Thụy Điển)
- Mëllerdall (Luxembourg)
- Buzău Land (Romania)
- Salpausselkä (Phần Lan)
- Kefalonia-Ithaca (Hy Lạp)
- Caminhos dos Cânions do Sul (Bra-xin)
- Sérido (Bra-xin)
Hội đồng cũng xem xét việc hồ sơ xin mở rộng diện tích CVĐC và các văn bản mới cần làm rõ nội dung và đảm bảo sự nhất quán trong quá trình áp dụng và giám sát cũng như trong quản lý tổng thể của Chương trình Công viên địa chất và Khoa học Địa chất Quốc tế.
CVĐC toàn cầu UNESCO là những khu vực địa lý riêng biệt, thống nhất gồm các di sản địa chất và cảnh quan có ý nghĩa quốc tế, được quản lý bằng một khái niệm tổng thể bao gồm việc bảo vệ, giáo dục và phát triển bền vững. CVĐC kết hơp bảo tồn với phát triển bền vững có sự tham gia của cộng đồng địa phương. Hội đồng CVĐC toàn cầu UNESCO chịu trách nhiệm đánh giá các hồ sơ thẩm định và tái thẩm định CVĐC toàn cầu UNESCO, sau đó đệ trình lên Ban Chấp hành của UNESCO thông qua.