Tiểu ban chuyên môn về CVĐC Toàn cầu Việt Nam năm 2023 tổ chức Hội nghị thường niên tại Lạng Sơn
- Thứ hai - 24/07/2023 16:00
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tham dự có Phó Vụ trưởng Vụ Ngoại giao Văn hóa - UNESCO, Ủy viên Thư ký, Ban Thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam ông Đào Quyền Trưởng; Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trưởng Tiểu ban chuyên môn về Công viên địa chất ông Trịnh Hải Sơn; Phó vụ trưởng Vụ Khoa học Tự nhiên và Nhân văn, Bộ Khoa học và Công nghệ bà Nguyễn Thị Thanh Hà; Phó cục trưởng Cục địa chất Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường ông Trần Mỹ Dũng; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng CVĐC toàn cầu tỉnh Lạng Sơn ông Dương Xuân Huyên; đại diện lãnh đạo và viên chức các Ban quản lý CVĐC toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), CVĐC toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, CVĐC toàn cầu Đắk Nông và CVĐC Lạng Sơn; các chuyên gia, nhà khoa học về địa chất.
Trong khuôn khổ Hội nghị còn diễn ra các hoạt động giao lưu bóng chuyền hơi giữa các đoàn đại biểu, khảo sát thực địa 04 tuyến trải nghiệm CVĐC Lạng Sơn từ ngày 17-19/7, và Hội thảo Công tác quản lý CVĐC ở Việt Nam trong tình hình mới ngày 19/7.
Tại hội nghị, Tiểu ban chuyên môn về CVĐC TC VN đã tiến hành đánh giá công tác 6 tháng đầu năm 2023, tổng kết các hoạt động chuyên môn, lắng nghe những chia sẻ về cơ chế hoạt động của các ban quản lý như: cơ cấu, tổ chức, con người, mô hình,…Bên cạnh những thành tựu đạt được, các Ban Quản lý Công viên địa chất Toàn cầu chia sẻ những khó khăn, bất cập, vướng mắc trong hoạt động quản lý và phát triển công viên địa chất, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận Công viên địa chất Toàn cầu.
Hội nghị cũng đã được lắng nghe các bài tham luận của các CVĐC toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn, Non nước Cao Bằng; Đắk Nông và CVĐC tiềm năng Lạng Sơn chia sẻ về những khó khăn, vướng mắc cũng như những thành tựu đã đạt được trong quá trình xây dựng và phát triển công viên địa chất; trao đổi một số vấn đề về quá tải tải trong phát triển du lich và một số giải pháp đề xuất; hoạt động giao dục trong vùng CVĐC; bảo tồn và phát huy di sản CVĐC; những tiềm năng di sản địa chất…nhằm phát huy các giá trị di sản và giá trị danh hiệu CVĐC toàn cầu UNESCO đã trình bày … Các công viên địa chất tại Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định trong công tác bảo tồn, phát huy các loại hình đi sản, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tăng cường hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế của địa phương và của Việt Nam trong cơ chế hợp tác đa phương.
Hội nghị thường niên của tiểu ban chuyên môn về Công viên địa chất Toàn cầu Việt Nam góp phần tăng cường hoạt động kết nối giữa các thành viên mạng lưới Công viên địa chất Toàn cầu Việt Nam, hợp tác chia sẻ kinh nghiệm từng bước xây dựng, phát triển, quản lý hiệu quả công viên địa chất. Qua đó, hướng tới xây dựng mô hình quản lý Công viên địa chất địa cầu UNESCO ở Việt Nam thống nhất, hiệu quả, xứng tầm một danh hiệu uy tín quốc tế.
Kết luận hội nghị, Viện trưởng Viện khoa học Địa chất và Khoáng sản ông Trịnh Hải Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO ông Đào Quyền Trưởng thống nhất những nhiệm vụ mà các BQL CVĐC cần triển khai như: Bất cập, vướng mắc về bộ máy tổ chức, thiếu nhân sự, hạn chế quyền hạn của các BQL CVĐC hiện nay cần đề nghị cấp ủy, chính quyền của tỉnh để điều chỉnh lại tổ chức biên chế, thẩm quyền BQL CVĐC và đề xuất tỉnh vào cuộc. Đề xuất với tỉnh xây dựng Trung tâm nghiên cứu khoa học, tổ chức hội nghị, hội thảo và khu lưu trú, dịch vụ cho chuyên gia gắn với công viên văn hóa tại các CVĐC; xây dựng BQL CVĐC sau này trở thành đơn vị hành chính sự nghiệp riêng tự chủ về ngân sách và tăng thẩm quyền quản lý nhà nước; xúc tiến triển khai kế hoạch hướng dẫn viên ảo giới thiệu trọn vẹn từng điểm đến di sản CVĐC để hướng dẫn cho khách du lịch.
Đối với Cao Bằng, hiện tỉnh đang tập trung mọi nguồn lực để chuẩn bị Hội nghị quốc tế mạng lưới Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 8, năm 2024. Đây là dịp để tỉnh tiếp thu những kinh nghiệm quý báu của các tỉnh bạn trong xây dựng và phát triển Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội địa phương trong thời kỳ hội nhập khu vực và quốc tế. Ban Tổ chức hội nghị trao Cờ luân phiên đăng cai tổ chức hội nghị thường niên Tiểu ban chuyên môn về CVĐC Toàn cầu Việt Nam cho CVĐC toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng.