Công viên địa chất Cao Bằng

http://caobanggeopark.com


Hội thảo khoa học: Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh Cao Bằng gắn với Công viên địa chất Toàn cầu Unesco Non nước Cao Bằng

Ngày 10/12/2020, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tổ chức Hội thảo Khoa học để giới thiệu đề tài cấp quốc gia “Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh Cao Bằng gắn với Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng”.
Ảnh 13
Ông Ngô Huy Kiên-Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp-Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giới thiệu về Đề tài

Đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh Cao Bằng gắn với CVĐC toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng” là đề tài cấp Bộ, được tiến hành trong thời gian 3 năm. Kết quả của đề tài sẽ được lựa chọn để xây dựng mô hình du lịch bền vững gắn với địa chất tỉnh Cao Bằng.

Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bảo Tàng địa chất-Bộ tài Nguyên và Môi trường, đại diện lãnh đạo các Sở: Tài Nguyên Môi trường, Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, UBND các huyện: Hòa An, Hà Quảng, Quảng Hòa, Trùng Khánh, Hạ Lang, Thạch An, Nguyên Bình; đại diện Ban quản lý CVĐC Non nước Cao Bằng, Ban quản lý các Di tích quốc gia đặc biệt, Vườn quốc gia Phja Oắc - Phja Đén. Đ/c Trương Thế Vinh, Phó Giám đốc Sở VHTTDL, Giám đốc BQL CVĐC Non nước Cao Bằng chủ trì Hội thảo.
Hội thảo đã giới thiệu tới các đại biểu một số chuyên đề và nội dung chính của Đề tài nghiên cứu như: Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững trong vùng CVĐC Non nước Cao Bằng; Giới thiệu một số thông tin chính của đề tài; Đánh giá tổng quan và cơ sở lý luận liên quan đến du lịch bền vững gắn với CVĐC toàn cầu; Các tuyến điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động du lịch Cao Bằng gắn với CVĐC; Khái quát về các di sản trong vùng CVĐC toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng; Tổng quan về quá trình xây dựng, phát triển CVĐC Non nước Cao Bằng gắn với phát triển du lịch bền vững
Ảnh 17
Ông Vi Trần Thùy-Phó Giám đốc Ban quản lý CVĐC Non nước Cao Bằng đóng góp ý kiến đối với Đề tài
Các đại biểu tham gia Hội thảo cũng đã thảo luận, trao đổi và đóng góp ý kiến cho các nội dung của Đề tài, đặc biệt là các nội dung liên quan đến phát triển du lịch bền vững trong vùng CVĐC để Đề tài có thể phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội và điều kiện của địa phương. Đ/c Vi Trần Thùy, Phó Giám đốc BQL CVĐC Non nước Cao Bằng cho rằng nội dung, phạm vi của đề tài rất bao quát và sát với điều kiện thực tiễn của các hoạt động du lịch trong vùng CVĐC Non nước Cao Bằng. Tuy nhiên Đề tài cũng cần phải làm rõ các cơ sở lý luận để triển khai Đề tài như: làm rõ được những nội dung về sự đóng góp của Đề tài đối với việc thực hiện được 17 Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, đặc biệt là Quyết định 147/QĐ-TTg ngày 22/1/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc; quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh". Ngoài ra, Đề tài cũng cần phải chỉ ra được những hoạt động cụ thể để trên cơ sở đó có thể đưa ra những khuyến nghị về mặt chính sách trong định hướng phát triển du lịch bền vững trong vùng CVĐC, ví dụ như việc tập trung vào phát triển: quy hoạch phát triển, hoạt động du lịch thân thiện môi trường, chia sẻ lợi ích về kinh tế, xây dựng kế hoạch phát triển du lịch có sự tham gia & sát với nhu cầu thực tiễn của địa phương, bảo tồn văn hoá - tri thức bản địa, Nông nghiệp thân thiện với môi trường, xây dựng mạng lưới đối tác cam kết thực hành du lịch bền vững, và đặc biệt và hoạt động bảo vệ môi trường, nghiên cứu đề xuất các sản phẩm du lịch phù hợp và phân khúc khách hàng tiềm năng của Cao Bằng...
Cũng tại Hội thảo, các đại biểu, nhà khoa học đã thảo luận, phân tích, đánh giá tổng quan, phân tích đánh giá tiềm năng và các nội dung mà Đề tài có thể tập trung để nghiên cứu và đưa ra đề xuất phù hợp với điều kiện của từng huyện và phát huy được tiềm năng thế mạnh riêng của mỗi huyện trong vùng CVĐC.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây