Những thành tựu nổi bật của CVĐC Non nước Cao Bằng năm 2020 và định hướng năm 2021
- Thứ ba - 07/12/2021 17:28
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Non nước Cao Bằng được UNESCO công nhận là CVĐC toàn cầu ngày 12/4/2018 với trên 130 điểm di sản địa chất độc đáo trong đó có nhiều điểm di sản địa chất được nhiều tạp chí khoa học uy tín đánh giá, xếp hạng có giá trị tầm cỡ quốc tế. Trong năm 2020, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự phối hợp tạo điều kiện của các Sở, ngành, đơn vị liên quan trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, Ban quản lý CVĐC Non nước Cao Bằng đã đạt được một số thành tựu nổi bật góp phần thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng, đặc biệt các lĩnh vực về công tác Tuyên truyền quảng bá, nâng cao nhận thức cộng đồng; các hoạt động của Mạng lưới CVĐC toàn cầu và Hợp tác quốc tế; công tác xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ khách du lịch.
Công tác giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng về danh hiệu CVĐC toàn cầu UNESCO đã được thực hiện đúng theo các tiêu chí cũng như theo khuyến nghị của chuyên gia UNESCO. Đây có thể được coi là hoạt động đóng vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động việc xây dựng và phát triển CVĐC Non nước Cao Bằng. Qua các hoạt động này, người dân, các cá nhân, đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, các đối tác CVĐC Non nước Cao Bằng sẽ nhận thức đầy đủ về ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của việc xây dựng mô hình CVĐC tại tỉnh Cao Bằng, qua đó tích cực tham gia vào các hoạt động xây dựng CVĐC Non nước Cao Bằng. Trong năm 2020, CVĐC Non nước Cao Bằng đã tổ chức triển khai được 05 lớp tuyên truyền và tập huấn nâng cao nhận thức về Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng và lập kế hoạch phát triển du lịch có sự tham gia trên địa bàn các huyện trong vùng CVĐC cho hơn 750 lượt cán bộ, công chức và người lao động tại các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn các huyện.
Thông qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới về hoạt động giáo dục cộng đồng, Ban quản lý CVĐC Non nước Cao Bằng đã đề xuất và phối hợp với Sở GD&ĐT để triển khai hoạt động giáo dục về CVĐC trong trường học thông qua mô hình “CLB cùng em khám phá CVĐC”. Để thực hiện hiệu quả mô hình này, Ban quản lý CVĐC đã phối hợp với Sở GD&ĐT và các thầy cô tổ chức 03 hội thảo để xây dựng tài liệu hướng dẫn và Tài liệu khung cho hoạt động “CLB cùng em khám phá CVĐC”, 01 Hội thảo đào tạo tiểu giảng viên cho các thầy cô quản lý và phụ trách CLB ở các trường, đưa các thầy cô đi học thực tế tại 3 tuyến du lịch CVĐC, và đưa các em trong CLB của các trường đi học thực tế tại các điểm di sản. Đây là hoạt động được chuyên gia UNESCO đánh giá cao và chưa được triển khai tại bất kỳ CVĐC nào trên thế giới và Ban quản lý CVĐC cũng đã chia sẻ mô hình này trong Mạng lưới CVĐC Việt Nam.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ tuyên truyền về CVĐC thì các tài liệu và ấn phẩm tuyên truyền có vai trò quan trọng: đối với tài liệu và công cụ tuyên truyền quảng bá, năm 2020 Ban quản lý CVĐC Non nước Cao Bằng cũng đã xây dựng và xuất bản một số ấn phẩm phục vụ công tác quảng bá hình ảnh CVĐC Non nước Cao Bằng như: Phát hành Bản tin CVĐC số 01 + 02+ 03+04 năm 2020; In ấn, phát hành Tờ rơi 3 tuyến (6000 tờ) và Sách hướng dẫn 03 tuyến (900 cuốn); Cập nhật hơn 160 tin bài về hoạt động của Ban quản lý trên Trang web của CVĐC Non nước Cao Bằng và mạng xã hội facebook; phối hợp với Ban khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam sản xuất bộ phim tài liệu “Khám phá” để giới thiệu về các di sản địa chất trong vùng CVĐC Non nước Cao Bằng.
Trong năm 2020, đại dịch Covid19 đã tác động và ảnh hưởng phần nào tới các hoạt động hợp tác quốc tế và Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO. Tuy nhiên, nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động hợp tác quốc tế, Ban quản lý CVĐC Non nước Cao Bằng đã tích cực tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế, các cuộc họp, Hội thảo, sự kiện, và các lớp tập huấn trực tuyến của Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO, đặc biệt là Hội nghị tổng kết hoạt động của Mạng lưới CVĐC toàn cầu Khu vực Châu Á TBD, Khu vực Châu Mỹ La Tinh, Hội thảo về phát triển CVĐC trong bối cảnh đại dịch Covid, cử hai cán bộ tham gia lớp tập huấn về quản lý và vận hành mô hình CVĐC toàn cầu UNESCO do Mạng lưới toàn cầu tổ chức. Bên cạnh đó, Ban quản lý CVĐC cũng đã tích cực sử dụng các kênh truyền thông phổ biến như youtube, website, facebook song ngữ để quảng bá về các hoạt động của CVĐC ra thế giới. Trong năm 2020, trang web của CVĐC Non nước Cao Bằng thu hút được hơn 300.000 lượt truy cập, phần lớn các lượt truy cập này đến từ các máy chủ ở nước ngoài.
Trong năm 2020, Ban quản lý CVĐC cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch đón tiếp và phối hợp với Chuyên gia UNESCO để khảo sát, tư vấn cho công tác xây dựng, nâng cấp cải tạo 03 tuyến du lịch trải nghiệm CVĐC, và xây dựng tuyến thứ tư của CVĐC Non nước Cao Bằng. Bên cạnh đó, Ban quản lý CVĐC đã phối hợp với Dự án VIE/036-Sử dụng nguồn nước thông minh trong nông nghiệp và tư vấn quốc tế để xây dựng chiến lược phát triển du lịch bền vững cho các huyện nằm trong vùng CVĐC Non nước Cao Bằng và tổ chức hội nghị công bố việc triển khai áp dụng các bộ tài liệu này trong vùng CVĐC. Để phát huy hơn nữa giá trị của CVĐC toàn cầu trong việc hỗ trợ cải thiện chất lượng dịch vụ du lịch trong vùng CVĐC và làm căn cứ để triển khai đề án thu phí du khách tham quan trong vùng CVĐC, Ban quản lý CVĐC đã phối hợp với chuyên gia UNESCO và Viện Khoa học địa chất và Khoáng sản tổ chức khảo sát xây dựng đề án mở rộng ranh giới CVĐC để bổ sung khu vực Thành phố Cao Bằng vào trong vùng CVĐC; tổ chức hội thảo giới thiệu về diện tích mở rộng, xin ý kiến các ngành liên quan và đã được UBND tỉnh phê duyệt và thông qua Uỷ ban quốc gia UNESCO Việt Nam để trình lên UNESCO.
- Để góp phần đưa ra những khuyến nghị về mặt chính sách cho tỉnh trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, bảo tồn và phát huy giá trị các loại hình di sản trong vùng CVĐC, Ban quản lý CVĐC Non nước Cao Bằng đã tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan như Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Trường Đại học Thái nguyên, Viện quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp thực hiện các đề tài nghiên cứu về phát triển du lịch theo hướng bền vững và gắn với mô hình CVĐC toàn cầu UNESCO.
Việc tiếp tục xây dựng và phát triển CVĐC toàn cầu Non nước Cao Bằng theo các tiêu chí của UNESCO có vai trò quan trọng để góp phần xây dựng và phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững, phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương. Danh hiệu này sẽ hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch Cao Bằng, qua đó cải thiện thu nhập cho người dân sinh sống trong vùng CVĐC nói riêng và tỉnh Cao Bằng nói chung; góp phần bảo vệ được môi trường, bảo tồn thiên nhiên, sử dụng hợp lý tài nguyên, giữ gìn và phát huy tối đa mọi giá trị về văn hóa, lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc, tận dụng được tiềm năng thế mạnh của tỉnh trong các lĩnh vực: Du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và du lịch cộng đồng, tăng cường thu hút đầu tư các khu du lịch trọng điểm nhằm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Để phát huy hơn nữa giá trị của CVĐC Non nước Cao Bằng, trong năm 2021, Ban quản lý CVĐC Non nước Cao Bằng sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ chính sau đây:
Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Chỉ thị số 14/CT-UBND ngày 20/10/2017 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ di sản địa chất, di sản văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và môi trường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;
Tăng cường phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ theo 06 khuyến nghị của UNESCO đối với Cao Bằng; Triển khai hiệu quả kế hoạch phát triển CVĐC Non nước Cao Bằng giai đoạn II, từ năm 2019 – 2022 đảm bảo các tiêu chí của UNESCO quy định đối với CVĐC toàn cầu;
Xây dựng và phát triển tuyến du lịch trải nghiệm thứ tư trong vùng CVĐC, tiếp tục xây dựng, phát triển, khai thác tiềm năng của 03 tuyến du lịch đã và đang xây dựng, phát huy tối đa các lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, các giá trị di sản địa chất, di sản văn hóa nổi bật trong vùng CVĐC Non nước Cao Bằng;
Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá định kỳ kiểm tra các điểm di sản để kịp thời có phương án khắc phục để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ các điểm di sản trong vùng CVĐC;
Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền giáo dục về CVĐC tại cộng đồng và trong trường học, đẩy mạnh triển khai mô hình “CLB cùng em khám phá CVĐC” và nhân rộng ra các trường học khác trong vùng CVĐC.
Chú trọng phát triển hệ thống đối tác và xây dựng hoàn thiện bộ tiêu chí của đối tác CVĐC toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng và công bố rộng rãi bộ tiêu chí này trên các phương tiện truyền thông đại chúng;
Tăng cường triển khai một số hoạt động hỗ trợ triển khai các sáng kiến phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, cải thiện sinh kế cho người dân đặc biệt là nhóm các đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng CVĐC;
Triển khai Đề án mở rộng phạm vi ranh giới CVĐC Non nước Cao Bằng (dự kiến bổ sung khu vực thành phố Cao Bằng vào trong vùng CVĐC), làm cơ sở quy hoạch xây dựng tổ chức khai thác dịch vụ du lịch hiệu quả, hướng tới xây dựng Đề án thu phí tham quan trong vùng CVĐC đối với khách du lịch; Tổ chức các Hội thảo chuyên đề để xin ý kiến các bộ ngành Trung ương và cơ quan chuyên môn liên quan về việc triển khai Đề án thu phí du khách tới tham quan, trải nghiệm CVĐC Non nước Cao Bằng;
Phối hợp với các CVĐC trong Mạng lưới CVĐC Việt Nam triển khai các hoạt động tuyên truyền và quảng bá lẫn nhau; Tăng cường tham gia các hoạt động hợp tác, tổ chức hội thảo, tham gia hội nghị quốc tế, chia sẻ học tập kinh nghiệm xây dựng và phát triển CVĐC trong nước và quốc tế;
Tích cực thực hiện có hiệu quả các hoạt động Hợp tác quốc tế, tham gia các hoạt động Hội nghị, hội thảo chuyên đề và sự kiện thường niên của Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO và Mạng lưới khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Chỉ thị số 14/CT-UBND ngày 20/10/2017 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ di sản địa chất, di sản văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và môi trường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;
Tăng cường phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ theo 06 khuyến nghị của UNESCO đối với Cao Bằng; Triển khai hiệu quả kế hoạch phát triển CVĐC Non nước Cao Bằng giai đoạn II, từ năm 2019 – 2022 đảm bảo các tiêu chí của UNESCO quy định đối với CVĐC toàn cầu;
Xây dựng và phát triển tuyến du lịch trải nghiệm thứ tư trong vùng CVĐC, tiếp tục xây dựng, phát triển, khai thác tiềm năng của 03 tuyến du lịch đã và đang xây dựng, phát huy tối đa các lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, các giá trị di sản địa chất, di sản văn hóa nổi bật trong vùng CVĐC Non nước Cao Bằng;
Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá định kỳ kiểm tra các điểm di sản để kịp thời có phương án khắc phục để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ các điểm di sản trong vùng CVĐC;
Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền giáo dục về CVĐC tại cộng đồng và trong trường học, đẩy mạnh triển khai mô hình “CLB cùng em khám phá CVĐC” và nhân rộng ra các trường học khác trong vùng CVĐC.
Chú trọng phát triển hệ thống đối tác và xây dựng hoàn thiện bộ tiêu chí của đối tác CVĐC toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng và công bố rộng rãi bộ tiêu chí này trên các phương tiện truyền thông đại chúng;
Tăng cường triển khai một số hoạt động hỗ trợ triển khai các sáng kiến phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, cải thiện sinh kế cho người dân đặc biệt là nhóm các đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng CVĐC;
Triển khai Đề án mở rộng phạm vi ranh giới CVĐC Non nước Cao Bằng (dự kiến bổ sung khu vực thành phố Cao Bằng vào trong vùng CVĐC), làm cơ sở quy hoạch xây dựng tổ chức khai thác dịch vụ du lịch hiệu quả, hướng tới xây dựng Đề án thu phí tham quan trong vùng CVĐC đối với khách du lịch; Tổ chức các Hội thảo chuyên đề để xin ý kiến các bộ ngành Trung ương và cơ quan chuyên môn liên quan về việc triển khai Đề án thu phí du khách tới tham quan, trải nghiệm CVĐC Non nước Cao Bằng;
Phối hợp với các CVĐC trong Mạng lưới CVĐC Việt Nam triển khai các hoạt động tuyên truyền và quảng bá lẫn nhau; Tăng cường tham gia các hoạt động hợp tác, tổ chức hội thảo, tham gia hội nghị quốc tế, chia sẻ học tập kinh nghiệm xây dựng và phát triển CVĐC trong nước và quốc tế;
Tích cực thực hiện có hiệu quả các hoạt động Hợp tác quốc tế, tham gia các hoạt động Hội nghị, hội thảo chuyên đề và sự kiện thường niên của Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO và Mạng lưới khu vực Châu Á Thái Bình Dương.