Điểm di sản làng làm giấy bản
- Thứ năm - 06/01/2022 14:31
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Xóm Dìa Trên có 65 hộ làm giấy bản theo phương thức truyền thống, nghề truyền thống này đã được người Nùng An lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Có nhiều công cụ được sử dụng để làm giấy bản (thớt và thanh đập; khuôn vắt; đá ép giấy, nồi (chảo) nấu nguyên liệu).
Nguyên liệu chính làm giấy là vỏ của cây Mạy Sla (tên gọi theo tiếng địa phương). Vỏ cây sau khi phơi khô được cất trên gác bếp làm nguyên liệu quanh năm. Khi làm giấy, vỏ khô được đem ngâm nước cho mềm, sau đó nấu với nước vôi để nhừ.
Tiếp đó, vỏ cây được rửa sạch vôi và ngâm chỗ nước chảy. Bước tiếp theo, vỏ cây được đập nhuyễn thành bột và cho vào bể nước đồng thời pha thêm chất làm trơn lấy từ cây dây trơn (Khuả Háo). Bột vỏ cây “Mạy Sla” được vớt lên cho vào khung ép thành từng tờ giấy, sau đó giấy được dán lên tường nhà để phơi khô.
Giấy bản có màu trắng và mùi thơm đặc trưng của cây rừng và nước vôi. Hai loại khổ giấy phổ biến là 20-25cm và 40 -80cm.
Đồng bào các dân tộc Cao Bằng tâm niệm rằng thế giới thần linh và ông bà tổ tiên chỉ đón nhận tấm lòng của họ khi tiền vàng mã được làm từ giấy bản và thắp bằng nén hương Phja Thắp.