Công viên địa chất Cao Bằng

http://caobanggeopark.com


Câu chuyện về những hòn đá thiêng miền non nước

Miền non nước Cao Bằng với hơn 90% diện tích địa hình đồi núi, trong đó chủ yếu là những dãy núi đá vôi trùng điệp được bao phủ bởi những cánh rừng xanh mướt, điều đó đã tạo nên một miền non xanh, nước biếc. Miền đất trải qua thời gian với biến cố địa chất, lịch sử cùng với những quan niệm tín ngưỡng dân gian đặc sắc của đồng bào, do vậy những dãy núi đá vôi miền non nước cũng đã mang trong mình những câu chuyện hấp dẫn kỳ bí của những hòn đá thiêng.
z6170574417187 34a3a077c5d05f90b631f20f42b260af
Khối đá "Bố mẹ Nà Thin" xóm Nà Thin, xã Cần Yên, huyện Hà Quảng.

Trong cánh rừng thiêng gần làng bản của đồng bào lô lô đen Cao Bằng có câu chuyện thần đá hộ mệnh được thờ tại miếu thổ công. Chuyện xưa kể lại, người Lô Lô đen đi tìm nơi để cư trú, đến nơi đâu sinh sống cũng thấy hòn đá vuông xuất hiện trong những cánh rừng gần ngôi làng của mình, thấy hiện tượng lạ dân bản đã lập miếu thờ hòn đá và truyền tai nhau về sự linh thiêng, đó là hòn đá thần đã đi theo để bảo vệ và mang lại sự bình yên, ấm no cho người Lô Lô.

z6170574978962 3985e0389c1b8fc868b0d6125c3a772f
Khối đá "Bố mẹ đá" ở làng đá Khuổi Ky, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh.

Một truyền thuyết khá lý thú nữa về hai tảng đá nằm trên đỉnh đồi Pò Lạng (đồi Voi hoặc núi Voi) thuộc bản Nà Hoài, xã Nam Tuấn, huyện Hòa An. Đồi Pò Lạng gắn liền với truyền thuyết Pú Luông – Sao Cải, hai nhân vật truyền thuyết tạo ra non nước, con người Cao Bằng. Đây là nơi Pú Luông đã bắt được đàn voi, vì vậy ngọn đồi mang tên là đồi voi. Trên đỉnh núi Voi có hai tảng đá to vốn là đá trầm tích gốc mọc trồi lên và có dấu vết lõm sâu, theo truyền thuyết đó là dấu vết bàn chân voi để lại và hai tảng đá này cũng đã được linh thiêng hóa, coi như một hòn đá thần và là nơi ẩn náu của linh hồn voi.

z6170575034296 d2c26a1bd07192ddce1ff8ad6563a7ae
Khối đá "Bố mẹ đá" ở làng đá Khuổi Ky, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh.

Ở khu vực biên giới trên đỉnh những dãy núi đá vôi bao quanh ngôi làng của đồng bào Tày, Nùng xuất hiện những hòn đá “Pỏ mẻ thin” (bố mẹ đá) ngự trị. Tại xóm Nà Thin, xã Cần Yên, huyện Hà Quảng có hai hòn đá với hình dáng kỳ lạ mang tên "Pỏ mẻ thin" trên ngọn núi cao, ở khu vực này những thửa ruộng cũng được mang tên là ruộng đá. “Pỏ mẻ thin” cũng xuất hiện tại làng đá Khuổi Ky, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, với hình tượng gia đình có 2 khối đá lớn tượng trưng cho bố mẹ và những khối đá vây quanh là những đứa con, cụm đá Khuổi Ky biểu tượng cho sự đoàn kết, kiên cường của gia đình các thế hệ đồng bào dân tộc vượt qua bao khó khăn nơi rừng thiêng, nơi phên dậu của tổ quốc.

ảnh 3 Copy
Điểm di sản Mắt Thần núi (Trùng Khánh).

Những biến động về địa chất cách đây vài trăm năm đã tạo nên những hòn đá đứng chơ vơ, nứt toác hay vỡ đôi như thể có bàn tay tạo hóa sắp đặt đồng bào bản địa đã tin rằng đó là nơi có thần, có thiêng. Chính điều đó đã góp phần tạo nên sự hấp dẫn khi khám phá trải nghiệm du lịch địa chất Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng.

Tác giả bài viết: Hoàng Huyền

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây