Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng ngoài những giá trị đặc sắc về văn hóa, lịch sử, cảnh quan và địa chất tầm cỡ quốc tế, còn chứa đựng những giá trị quan trọng về giá trị đa dạng sinh học. CVĐC toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng có một hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên được bảo vệ rất tốt bao gồm 01 vườn quốc gia, 05 khu bảo tồn loài-sinh cảnh, 05 khu bảo vệ cảnh quan, 01 khu bảo tồn đất ngập nước nội địa và 02 hành lang đa dạng sinh học. Hầu hết các khu vực này đều nằm trong phạm vi CVĐC Cao Bằng.
Vườn Quốc gia Phia Oắc-Phia Đén được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 trên cơ sở mở rộng địa giới hành chính của khu rừng cấm Phia Oắc, huyện Nguyên Bình (đã được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt theo Quyết định số 194/CT ngày 9/8/1986). Diện tích 11.960 ha, có 9 HST, trong đó HST rừng tự nhiên có diện tích 8.584,85 ha chiếm 71,78%. Trong các HST rừng tự nhiên, HST rừng kín thường xanh á nhiệt đới hỗn giao cây lá rộng-lá kim trên núi trung bình có diện tích lớn nhất với gần ½ là rừng nguyên sinh – 3.530,63 ha. HST rừng rêu – rừng lùn đặc trưng của HST rừng thường xanh ôn đới núi cao vùng Đông Bắc Việt Nam có diện tích khá lớn, 467,60 ha. Đã thống kê được 47 loài thực vật quý hiếm và 66 loài động vật quý hiếm có trong Sách đỏ Việt Nam;
Khu bảo tồn loài-sinh cảnh vượn Cao Vít, Trùng Khánh gồm chủ yếu là hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi và các HST rừng tự nhiên khác ở khu vực huyện Trùng Khánh, giáp với Trung Quốc. Khu bảo tồn được Tổ chức FFI (Fauna and Flora International) hỗ trợ thành lập năm 2007 trên cơ sở phát hiện đàn vượn Cao Vít – vốn đã bị coi là tuyệt chủng – ở đây năm 2004. Khu bảo tồn hiện có diện tích tự nhiên là 6.046,00 ha với 9 HST, 41 loài thực vật, 19 loài động vật quý hiếm;
Khu bảo tồn loài-sinh cảnh Trà Lĩnh-Thang Hen được thành lập trên cơ sở mở rộng khu di tích lịch sử cấp quốc gia quần thể hồ Thang Hen. Diện tích 5.164,00 ha, có 7 HST với 21 loài thực vật và 29 loài động vật quý hiếm;
Khu bảo tồn loài-sinh cảnh Hạ Lang được thành lập trên cơ sở khu rừng nguyên sinh trên núi đá vôi của huyện Hạ Lang. Diện tích 10.730,4 ha với 7 HST, trong đó riêng HST núi đá vôi có diện tích 7.343,00 ha, chiếm 58,96%, 37 loài thực vật và 39 loài động vật quý hiếm.
Ngoài ra còn có 02 khu bảo tồn loài-sinh cảnh nằm ngoài phạm vi CVĐC Cao Bằng ở các huyện Bảo Lạc (rừng nguyên sinh trên núi đá vôi và rừng tự nhiên trên núi trung bình của 2 xã Khánh Xuân và Xuân Trường, diện tích 3.996,00 ha với 30 loài thực vật và 19 loài động vật quý hiếm) và Bảo Lâm (rừng nguyên sinh trên núi trung bình và cao, diện tích 4.569,00 ha với 5 HST (trong đó, HST rừng kín thường xanh hỗn giao lá rộng-lá kim á nhiệt đới trên núi trung bình, độ cao 600- 1600m có diện tích 3.292,2 ha chiếm 70,7%), 20 loài thực vật và 23 loài động vật quý hiếm).
Năm khu bảo vệ cảnh quan gồm có:
Nguồn tin: Báo CVĐC non nước Cao Bằng
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn