ĐIỂM DI SẢN CẢNH QUAN KÉO YÊN

Thứ ba - 18/01/2022 17:10
 
canh quan keo yen pham khoa
Cảnh quan Kéo Yên - Phạm Khoa
DJI 0946

Nằm ở xã Kéo Yên, cách thị trấn Hà Quảng 15 km về phía đông bắc, thung lũng Kéo Yên phát triển dọc theo một đứt gãy cùng phương tây bắc-đông nam. Thung lũng khá hẹp ở phía tây bắc, mở rộng dần về phía đông nam, đồng thời bề mặt thung lũng cũng nghiêng dần về phía này - vì thế nó được gọi là “thung lũng hình túi”.
Một dòng suối chảy giữa thung lũng, dù chỉ hoạt động vào mùa mưa nhưng cũng khá mạnh, cuốn theo cả những cuội tảng nằm rải rác hai bên bờ và lòng suối. Từ thung lũng ngược lên, sườn núi khá dốc nhưng phần đỉnh lại khá bằng. Tập hợp các đỉnh bằng cùng tạo nên một cái gọi là “bề mặt san bằng”, phản ánh một giai đoạn kiến tạo khá bình ổn.
Toàn bộ thung lũng, sườn và đỉnh khu vực xã Kéo Yên phát triển trên đá vôi hình thành trong điều kiện biển nông và ấm cách ngày nay khoảng 300 triệu năm (kỷ Carbon-Permi). Trong khi đó địa hình hiện tại lại phản ánh những quá trình địa chất trẻ hơn nhiều, như xâm thực, bóc mòn, phong hóa..., chỉ từ khoảng 5 triệu năm trở lại đây, làm nên cảnh quan karst dạng cụm đỉnh-lũng điển hình của chu trình tiến hóa karst nhiệt đới.
Cùng với các giá trị di sản địa chất, đến đây du khách còn có thể trải nghiệm nhiều giá trị khác, như “nền văn hóa đá” của cộng đồng địa phương. Người dân nơi đây sống chung với đá, cùng đá đối mặt với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, cùng đá vươn lên trong bộn bề gian khó. Và mảnh đất này cũng ghi lại nhiều dấu ấn của cách mạng Việt Nam từ những năm 1941-1950 trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc. Xã Kéo Yên đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu xã Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Thủ tướng Chính phủ cũng ra quyết định công nhận xã Kéo Yên là xã An toàn khu ngày 14/6/2014.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây