ĐIỂM DI SẢN CÚC ĐÁ LŨNG LUÔNG

Thứ ba - 18/01/2022 05:11
hoa thach cuc da
DSC4802
Cúc đá Lũng Luông

Tại Lũng Luông, xã Kéo Yên, huyện Hà Quảng, hóa thạch Cúc đá (Ammonite) được tìm thấy bảo tồn tốt trong đá vôi phân lớp mỏng của hệ tầng Đồng Đăng (P3đđ), hình thành cách ngày nay khoảng 260 triệu năm (cuối kỷ Permi).
Cúc đá là tên một nhóm các loài sinh vật biển thân mềm đã bị tuyệt diệt thuộc phân lớp Ammonoidea, lớp Cephalopoda (chân đầu), ngành Mollusca (thân mềm). Được cho là một trong những loài thân mềm tiến hóa cao nhất, so với các loài còn sống, chúng gần gũi với các loài coleoid (bạch tuộc, mực) hơn là các loài nautiloid có vỏ (như ốc anh vũ). Những loài Cúc đá cổ nhất xuất hiện trong kỷ Devon (cách ngày nay khoảng 420 triệu năm), trong khi những loài cuối cùng còn thấy trong khủng hoảng sinh giới Creta-Paleogen (cách ngày nay khoảng 66 triệu năm), khi có đến 75% giống loài động thực vật trên Trái Đất bị tuyệt diệt.Do khả năng bơi lội nhanh - bằng cách phun nước và giật lùi theo kiểu phản lực - trong môi trường nước biển nên Cúc đá từng sống ở nhiều nơi. Tương tự như các loài mực ngày nay, chúng cũng có thể phun mực khi trốn chạy.
Tên gọi Ammonite bắt nguồn từ lớp vỏ ngoài cuộn xoắn trông hơi giống sừng cừu, thường được đội bởi một vị thần Ai Cập tên là Ammon.
Trong khoa học địa chất hóa thạch Cúc đá rất có giá trị định tuổi các tầng, lớp đá chứa chúng vì những giống, loài Cúc đá cụ thể thường chỉ sống trong những khoảng thời gian nhất định. Đương nhiên chúng còn cho thấy địa điểm chứa chúng ngày nay trong quá khứ hàng trăm triệu năm trước đã từng là biển.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây