NÚI LỬA DƯỚI ĐẠI DƯƠNG CỔ

Thứ tư - 07/05/2025 16:02
Hãy nhắm mắt lại và tưởng tượng hình ảnh tại khu vực này 260 triệu năm về trước!
Bạn đang đứng tại đáy sâu của một biển nội lục địa với những loài sinh vật đã tuyệt chủng bơi xung quanh bạn: các loài cá, cúc đá, san hô…Bỗng nhiên trong không gian yên lặng ấy, xuất hiện ánh sáng, các cột khói và bọt khí dày đặc từ đáy biển dâng lên về phía mặt biển xa xăm. Dòng dung nham đỏ rực với nhiệt độ khoảng 1.000-1.250oC bắt đầu dâng lên từ trong lòng đất và chảy tràn khắp đáy đại dương…
đèo khau khoang
khau múc
Bazan cầu gối
Bạn vừa mới chứng kiến sự hình thành của một núi lửa dưới đại dương! Ngày nay, các núi lửa ngầm dưới đại dương vẫn tồn tại ở nhiều nơi trên Trái đất và chủ yếu nằm gần các khu vực hình thành mảng kiến tạo, được gọi là các sống núi giữa đại dương. 80% các vụ phun trào núi lửa trên Trái đất diễn ra trong các đại dương. Phần lớn các núi lửa này ở độ sâu hàng nghìn mét dưới đại dương và rất khó phát hiện. Áp lực của nước ngăn các núi lửa dưới đại dương phun trào qua đỉnh núi lửa. Thay vào đó, dung nham chứa bazan chảy từ từ ra ngoài như việc kem đánh răng bị ép ra khỏi tuýp kem. Khi núi lửa phun trào, dung nham bị đẩy ra đáy biển. Do sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa dung nham và nước biển, bề mặt của lưỡi dung nham mới nhô lên nguội đi nhanh chóng, tạo thành một lớp vỏ. Lưỡi dung nham tiếp tục kéo dài và phồng lên với nhiều dung nham hơn, tạo thành một thùy có hình dạng như chiếc gối, cho đến khi áp lực của dung nham dồn lên đủ để phá vỡ lớp vỏ và bắt đầu hình thành một gối mới. Các nhà khoa học gọi đó là “dung nham gối”, đặc trưng của hoạt động núi lửa dưới đại dương. Những “dung nham gối” này đã tạo nên cảnh tượng trước mặt quý vị ở độ cao 300m chứ không còn là ở dưới đáy đại dương sâu thẳm nữa!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây