HỒ HÓA THẠCH

Thứ tư - 07/05/2025 16:00
Điểm di sản này lưu giữ những dấu tích của một môi trường sông-hồ-đầm lầy có ý nghĩa quan trọng, tồn tại cách ngày nay khoảng 28-38 triệu năm (Eocen muộn – Oligocen sớm). Một hệ động thực vật đa dạng và phong phú đáng kinh ngạc đã từng tồn tại ở đây trong điều kiện khí hậu nóng ẩm. Môi trường sông-hồ-đầm lầy đan xen này là nơi cư trú của các loài thú có vú, cá sấu, cá, thân mềm, thực vật…
Hồ hóa thạch
HHT 2
Hóa thạch dạng trai
 
Tại địa điểm có ý nghĩa khoa học quan trọng này, quá trình lắng đọng trầm tích sônghồ-đầm lầy đã tạo ra các lớp trầm tích, và qua thời gian, các trầm tích này đã hóa đá. Nhiều lớp đã có thể quan sát bằng mắt thường, do trải qua các quá trình xói mòn và lắng đọng trầm tích, các lớp đá này có màu sắc khác nhau. Bên trong các lớp đá màu này, ta có thể quan sát thấy có 1 lớp đá màu đen được gọi là đá “lignit” (than nâu), tên gọi này có nguồn gốc từ “lignum” trong tiếng Latinh, nghĩa là “gỗ”. Bởi vì than nâu được hình thành từ những loại thực vật nhiều nhựa, giàu chất bay hơi. Than nâu chứa khoảng 60-70% cacbon trong thành phần, năng suất tỏa nhiệt lớn. Tại điểm di sản này của CVĐC TC UNESCO Non nước Cao Bằng, sự sống của môi trường sông-hồ-đầm lầy trong quá khứ này đã bị hóa thạch.
Tại đây không phát hiện thấy hóa thạch của các loài động vật kích thước lớn như thú có vú, cá sấu- như ở khu vực phía nam (CVĐC Lạng Sơn), nhưng rất nhiều hóa thạch nhỏ nhất đã được tìm thấy là minh chứng cho sự đa dạng sinh học sông-hồ-đầm lầy nơi đây. Những hóa thạch xuất hiện ở đây chủ yếu có nguồn gốc từ thực vật (đã chuyển hoá thành than nâu) và một số loài thân mềm nước ngọt như chân bụng, trai…

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây