ĐIỂM DI SẢN CẢNH QUAN "LƯNG RỒNG"

Thứ bảy - 15/01/2022 05:21
canh quan lung rong
DSC3032
Cảnh quan "Lưng rồng"

Cảnh quan “Lưng rồng” là một dạng địa hình độc đáo nằm ở xã Thể Dục, huyện Nguyên Bình. Thực chất đó là cảnh quan của một bề mặt san bằng karst ở độ cao khoảng 700-800m kéo dài hàng km, trông xa như một con rồng đang ẩn mình trong rừng núi.
“Bề mặt san bằng karst” được hiểu là một dãy các bề mặt địa hình karst có cùng độ cao, trừ một số chóp nón karst sót nhô lên trông như lưng rồng. Điều kiện hình thành một bề mặt san bằng karst trong khu vực là quá trình bóc mòn, rửa lũa diễn ra một thời gian dài trong điều kiện kiến tạo tương đối bình ổn.
Dưới bề mặt san bằng này là thung lũng đá vôi kéo dài hơn 3km, rộng gần 1km, phát triển theo phương ĐB-TN. Các cụm dân cư và ruộng bậc thang của người dân vùng cao đan xen, làm thành một bộ phận không thể thiếu của cảnh quan khu vực này.
Sự có mặt bề mặt san bằng karst ở độ cao 700-800m không chỉ có giá trị thẩm mĩ mà còn là bằng chứng chỉ ra rằng cách ngày nay khoảng 5 triệu năm (thời kỳ Pliocen), bối cảnh kiến tạo ở khu vực này là tương đối bình ổn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây