Chương trình Kỷ niệm 62 năm Ngày truyền thống Ngành Du lịch Việt Nam (09/7/1960 - 09/7/2022); Phát động Cuộc thi "Ảnh đẹp Non nước Cao Bằng" (2022 - 2023) và Ký kết thỏa thuận hợp tác

Thứ năm - 07/07/2022 20:02

UBND THÀNH PHỐ CAO BẰNG

BÀI THAM LUẬN

Chương trình Kỷ niệm 62 năm Ngày truyền thống Ngành Du lịch Việt Nam (09/7/1960 - 09/7/2022); Phát động Cuộc thi "Ảnh đẹp Non nước Cao Bằng" (2022 - 2023) và Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
với Viễn thông Cao Bằng giai đoạn 2022 – 2025

 


 

UBND THÀNH PHỐ CAO BẰNG

BÁO CÁO THAM LUẬN

Tình hình phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Cao Bằng

 

Kính thưa quý vị đại biểu !

          Được sự phân công của Ban Tổ chức Chương trình, Ủy ban nhân dân Thành phố Cao Bằng được tham luận, chia sẻ một số nội dung về tình hình phát triển du lịch trên địa bàn Thành phố. Thay mặt cho UBND Thành phố tôi xin phép được trình bày nội dung tham luận:

Trước hết về khái quát chung

Thành phố Cao Bằng là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học - công nghệ của tỉnh, là đầu mối giao thông/giao thương kết nối các khu vực, các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh, trọng tâm là các tuyến du lịch thuộc Không gian Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng; là điểm dừng chân tiện ích, trung tâm lưu trú của khách du lịch nội địa và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm các khu/điểm du lịch trong và ngoài tỉnh.

Địa bàn Thành phố có tiềm năng phát triển du lịch - dịch vụ bền vững, trong đó điểm nhấn là du lịch văn hóa, tâm linh: Trên địa bàn có tổng số 12 di tích lịch sử, trong đó có 03  thuộc tỉnh quản lý (Pháo đài quân sự - thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh; Cơ quan Tỉnh ủy (nền nhà cũ) – Bảo tàng Tỉnh; Sân vận động – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch); 09 di tích thuộc Thành phố quản lý. Đặc biệt, có Bảo vật quốc gia Đôi chuông cổ tại Chùa Viên Minh và Đền Quan Triều, xã Hưng Đạo; những di tích gắn với hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cao Bằng; với 05 lễ hội Xuân truyền thống tiểu biểu: Lễ hội Chùa Đống Lân; Lễ hội Đà Quận; Lễ hội đền Kỳ Sầm; Lễ hội đền Bà Hoàng và Lễ hội Chùa Phố Cũ; ngoài ra, còn có những điểm du lịch - dịch vụ phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, tham quan trải nghiệm, nghiên cứu, công vụ, thương mại...

Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của Thành phố đã và đang được quan tâm đầu tư, cải tạo theo hướng hoàn thiện nâng cấp từ tiêu chí đô thị loại III đáp ứng cơ bản tiêu chí đô thị loại II vào năm 2030; hạ tầng phục vụ phát triển du lịch cùng các dịch vụ phục vụ du khách được quan tâm, phát triển hơn trước; an ninh, trật tự và an toàn xã hội được giữ vững, tạo được niềm tin, sự an tâm, an toàn cho người dân và du khách. Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ Thành phố nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã xác định, thế mạnh của Thành phố là thương mại, dịch vụ và du lịch. BCH Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 07 về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng thành phố Cao Bằng đạt tiêu chí đô thị loại II, trở thành thành phố du lịch, văn minh - hiện đại giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn 2030. Thưa các đồng chí, Đây chính là tiền đề quan trọng cho phát triển du lịch của Thành phố Cao Bằng.

Thứ hai, về những kết quả đạt được từ năm 2020 đến nay:
         a) Về công tác quy hoạch phát triển du lịch

Thành phố đã chủ động tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh liên quan đến điều chỉnh Đồ án quy hoạch chung thành phố Cao Bằng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó chú trọng bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển các điểm, khu du lịch; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành lập quy hoạch phân khu các phường, xã; điều chỉnh quy hoạch cục bộ một số vị trí phục vụ cho nhu cầu phát triển dịch vụ, du lịch trên địa bàn phường Hợp Giang, Đề Thám, Sông Hiến...

Cơ bản hoàn thành lập quy hoạch chi tiết mở rộng quy mô Quần thể di tích Đà Quận, xã Hưng Đạo với tổng dự toán xây dựng khoảng 40 tỷ đồng; đề xuất lập quy hoạch bảo vệ các điểm có dấu hiệu di tích Thành Nhà Mạc, Trường Quốc hoc Bản Thảnh, Giếng Ngọc, Đồ án quy hoạch chi tiết khu du lịch sinh thái Hồ Khuổi Khoán xã Vĩnh Quang, Hồ Sen xã Hưng Đạo; các điểm dừng nghỉ cửa ngõ vào Thành phố... để quản lý, đầu tư và khai thác phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. Chủ động xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị các di tích, di sản gắn với phát triển du lịch bền vững trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021- 2025, tầm nhìn đến năm 2030”.

          b) Về triển khai các dự án đầu tư

Thành phố đã hoàn thành việc bố trí quỹ đất, mặt bằng xây dựng hệ thống cụm pano ngoài trời cỡ lớn quảng bá, giới thiệu về Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng tại địa bàn xã Hưng Đạo. Hoàn thành dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đền Bà Hoàng, nguồn vốn đầu tư được huy động từ các nguồn xã hội hóa với tổng kinh phí trên 1,5 tỷ đồng. Phối hợp với Ban trị sự Phật giáo Việt Nam tỉnh Cao Bằng hoàn thành Dự án phục hồi, tôn tạo và phát huy giá trị di tích Chùa Phố Cũ (kinh phí trên 14 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa). Hệ thống kè Sông Bằng, Sông Hiến, Sông Mãng, Phố Hoa với kinh phí hàng trăm tỷ đồng được triển khai xây dựng tạo cảnh quan phục vụ phát triển du lịch dần được hoàn thành. Ngoài ra, Thành phố đã lập đưa vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn ... dự án liên quan phục vụ phát triển du lịch.

Điểm nhấn về phát triển du lịch của Thành phố là không gian văn hóa Phố đi bộ Kim Đồng, phường Hợp Giang (hoạt động thường xuyên vào tối thứ 6 và tối thứ bảy hàng tuần; Hiện Thành phố đang gấp rút hoàn thành công trình Phố bi bộ ven Sông bằng (Công trình chào mừng kỷ niệm 10 năm xây dựng và phát triển Thành phố) kết hợp với Phố đi bộ Kim Đồng, Chợ Ẩm thực Thành phố sẽ tạo nên sản phẩm du lịch, không gian văn hóa đặc sắc thu hút và phục vụ nhân dân và du khách.

          c) Xây dựng điểm, tour du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa

          - UBND Thành phố đã điều chỉnh cơ chế quản lý di tích đền Kỳ Sầm (cử người trông coi trực tiếp, cử viên chức Trung tâm Văn hóa và Truyền thông thành phố hỗ trợ); sau 6 tháng tổ chức thực hiện, tổ chức rút kinh nghiệm hoàn thành xây dựng điểm du lịch văn hóa - tâm linh tiêu biểu. Các công ty, doanh nghiệp kinh doanh du lịch đứng chân tại Thành phố đã và đang đẩy mạnh quảng bá, xây dựng và tổ chức các tour du lịch tham quan, khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng...

          Thành phố chỉ đạo, tổ chức tốt các lễ hội truyền thống hàng năm tại các điểm di tích trên địa bàn; Thành phố hiện đang xây dựng Đề án nâng cấp Lễ Hội Xuân Đền Kỳ Sầm thành Lễ Hội cấp huyện trở thành một sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh; Đã thí điểm thành công việc đưa các gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm địa phương trong lễ hội đồng thời, sắp xếp và giới thiệu các sản phẩm văn hóa tạo thêm sức hấp dẫn cho lễ hội mùa xuân...

          d) Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước, thúc đẩy hoạt động du lịch

UBND Thành phố chỉ đạo phòng chuyên môn đã đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch, đặc biệt thông qua việc tổ chức các sự kiện văn hóa – thể thao... đồng thời tăng cường công tác cải cách hành chính cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình kinh doanh, phát triển du lịch. Đến nay, hệ thống dịch vụ thương mại hoạt động tốt: Hệ thống chợ, siêu thị cùng với chuỗi cửa hàng tạp hóa và nhiều cửa hàng kinh doanh thời trang, đồ dùng thiết yếu phục vụ nhu cầu mua sắm; các loại hình dịch vụ taxi, xe buýt, xe điện vận tải hành khách công cộng, thuận tiện cho việc đi lại, lưu chuyển của người dân và du khách.

Hệ thống dịch vụ kinh doanh văn hóa - du lịch ổn định và có bước phát triển mới: Trên địa bàn Thành phố có trên 150 cơ sở lưu trú du lịch, 100% các khách sạn đều có mạng Internet không dây miễn phí phục vụ khách lưu trú sử dụng và liên hệ trao đổi công việc; dịch vụ kinh doanh Karaoke và điểm dịch vụ tiện ích phục vụ vui chơi giải trí dần hình thành theo chuỗi phần nào đáp ứng nhu cầu của Nhân dân và du khách...

Thành phố đã tích cực chủ động áp dụng công nghệ thông tin trong quảng bá du lịch như: Xây dựng Modum Du lịch Thành phố Cao Bằng trong trang thông tin điện tử Thành phố để cung cấp thông tin về hệ thống các khách sạn, nhà hàng, bản đồ giao thông tuyến, các sự kiện văn hóa ... để du khách truy cập; tăng cường ứng dụng mạng xã hội FB, fanpage... để đăng tải, quảng bá các sự kiện văn hóa, nghệ thuật, thể thao... đặc biệt là không gian văn hóa Phố đi bộ Kim Đồng để thu hút khách du lịch.

3. bên cạnh những thuận lợi căn bản, Thành phố tự nhận thấy trong quá trình triển khai thực hiện gặp phải những Khó khăn, hạn chế như sau:

       Thứ nhất, hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, hạn tầng du lịch của Thành phố và tỉnh chưa đáp ứng nhu cầu của du khách; nhất là việc đi lại chưa thuận tiện, chi phí thời gian còn nhiều đã gây trở ngại không nhỏ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là du lịch, do tâm lý e ngại của khách du lịch;

        Thứ hai, cơ chế, chính sách ưu đãi, thu hút các nhà đầu tư, nguồn lực giành cho phát triển du lịch Thành phố còn hạn chế, hệ thống dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu vui chơi, giải trí ngày càng đa dạng của du khách (những hoạt động phục vụ về đêm hạn chế; còn thiếu những điểm vui chơi, mua sắm phức hợp đủ sức níu chân du khách; sản phẩm du lịch chưa phong phú);

        Thứ ba: công tác quảng bá, xúc tiến du lịch đã được quan tâm nhất định, song tần suất, quy mô chưa tương xứng; việc xây dựng các sản phẩm du lịch, thương hiệu cho sản phẩm và hàng hóa du lịch chưa được coi trọng đúng mức, nên chưa đủ sức lan tỏa rộng rãi, thiếu khả năng cạnh tranh trên thị trường...

4. Nhiệm vụ trong thời gian tới

        Một là, cần ưu tiên các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, nhất là hạ tầng giao thông, đô thị, tạo đà thúc đẩy du lịch phát triển trở thành ngành kinh tế tổng hợp, giữ vị trí mũi nhọn

          Từ khi Nghị quyết số 07 của Tỉnh ủy ban hành, Thành phố cần có được cơ sở vật chất – kỹ thuật của một đô thị hiện đại, văn minh, giàu bản sắc văn hóa; quan trọng hơn cả là hạ tầng giao thông tiện ích, tạo dựng nền tảng bền vững cho phát triển kinh tế, văn hóa giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh... Thành phố cần điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn theo hướng, cắt giảm, điều chỉnh những công trình, dự án chưa thực sự cấp bách để ưu tiên nguồn lực cho các công trình, dự án đáp ứng tiêu chí đô thị loại II đồng thời phục vụ phát triển du lịch để thực hiện mục tiêu đưa du lịch “trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”,

          Hai là, xây dựng chương trình/kế hoạch phát triển du lịch phải phù hợp với đặc điểm, tình hình cụ thể của địa phương, đơn vị

Thành phố là trung tâm tỉnh lỵ, là điểm hợp lưu và kết nối giao thương với các địa phương trong và ngoài tỉnh. Tiềm năng phát triển du lịch của Thành phố phù hợp với việc xây dựng, kiến tạo các sản phẩm du lịch phù hợp như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng - công vụ kết hợp với tham quan, khám phá, trải nghiệm

Từ nhận thức trên, trong thời gian tới, các Chương trình/kế hoạch phát triển du lịch hàng năm của Thành phố sẽ bám sát định hướng của tỉnh, kết nối hài hòa với vùng Đông bắc, vùng Tây bắc Bắc bộ, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đơn vị. Trọng tâm là đẩy mạnh khai thác ba tuyến du lịch trong không gian Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng; chương trình “Qua các miền di sản Việt Bắc/ Tây Bắc”;  phát triển Nông nghiệp thông minh gắn với Du lịch cộng đồng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch văn hóa – lịch sử…

          Ba là, tích cực tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu du lịch địa phương, góp phần thu hút các nguồn đầu tư của người dân và doanh nghiệp

- Coi trọng công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về du lịch:

+ Xây dựng, giới thiệu các ấn phẩm tiện ích phục vụ hoạt động du lịch (tờ rơi, cẩm nang/sổ tay; trang thông tin điện tử ...), quảng bá rộng khắp hình ảnh về Thành phố, về tỉnh Cao Bằng như danh lam thắng cảnh (thác Bản Giốc; động Ngườm Ngao; động Ngườm Pục; hồ Thang Hen; Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén...), các khu di tích quốc gia đặc biệt (Pác Bó - Hà Quảng; Rừng Trần Hưng Đạo - Nguyên Bình; Chiến dịch Biên giới 1950 - Thạch An), các làng nghề truyền thống (nghề rèn – Quảng Uyên; nghề dệt – Hà Quảng; nghề làm giấy bản – Thông Nông...).

+ Xây dựng các điểm, các tua (tour) du lịch trong không gian ”một trục ba trung tâm” của Thành phố, tạo cơ hội cho người dân và du khách tham quan, trải nghiệm hệ thống di tích lịch sử văn hóa - cách mạng (Khu lưu niệm đồng chí Hoàng Đình Giong; chùa Phố Cũ; các di tích gắn với sự kiện Hồ Chủ Tịch lên thăm và làm việc tại Cao Bằng năm 1961...), các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu (đền Kỳ Sầm; quần thể di tích Đà Quận; đền Bà Hoàng ...).

+ Tổ chức các điểm, hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm đặc trưng của thành phố tại hệ thống chợ, khu di tích (Bánh khảo, Chè lam, Thịt hun khói, lạp sườn, Miến dong, Mật ong...) điểm tập trung là Phố đi bộ Kim Đồng và Phố đi bộ ven sông Bằng, phường Hợp Giang...

- Thông qua các hoạt động trên, kêu gọi sự chung tay, đóng góp từ các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đến cộng đồng dân cư và từng hộ gia đình, huy động mọi nguồn lực cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố; trong đó, thương mại, du lịch – dịch vụ đóng vai trò mũi nhọn...

5. Đề xuất giải pháp thời gian tới

b) Đề nghị các Sở ngành của Tỉnh

Chủ động tham vấn cấp quản lý Trung ương, nghiên cứu, xem xét tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các quy định về cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn Thành phố, nhất là nguồn ngân sách phát triển hạ tầng giao thông,  hạ tầng đô thị (đảm bảo xây dựng, hoàn thiện mạng lưới đường xá, điện và nước sạch trên toàn Thành phố...).

Quan tâm, xem xét thực hiện các khoản vay hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp Thành phố xây dựng các khu chế xuất, kho bảo quản và phương tiện vận chuyển các loại mặt hàng, sản vật các vùng miền của địa phương.

Tích cực ứng dụng Công nghệ thông tin, đẩy mạnh các hoạt động/chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch đặc trưng, riêng biệt, độc đáo, có sức cạnh tranh cao của Thành phố và tỉnh trên không gian mạng đến đông đảo người dân và du khách…

Kính thưa quý vị !

          Trong khuôn khổ của báo cáo tham luận, chắc chắn còn nhiều vấn đề chưa được đề cập tới, rất mong sự đóng góp và chia sẻ của quý vị và các Đ/c.

          Trước khi dừng lời, một lần nữa, thay mặt Ủy ban nhân dân Thành phố - Kính chúc các Đ/c lãnh đạo cùng toàn thể quý vị Sức khỏe dồi dào – Gia đình hạnh phúc – Thành công trong cuộc sống và sự nghiệp !

          Trân trọng cảm ơn !

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NGUYÊN BÌNH

BÁO CÁO THAM LUẬN

Một số kết quả, giải pháp phát triển du lịch tại địa phương

Kính thưa quý vị đại biểu!

Nguyên Bình được thiên nhiên ưu đãi nhiều thắng cảnh đẹp, động thực vật phong phú, khí hậu trong lành mát mẻ và có nhiều điểm di tích lịch sử, nhân dân luôn giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, là điểm đến hấp dẫn trong tuyến du lịch phía Tây “Khám phá Phja Oắc - Vùng núi của những đổi thay” trong vùng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng. Với lợi thế về địa hình, khí hậu và cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, đây là nền tảng và cũng là điều kiện thuận lợi để huyện phát triển du lịch.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Nguyên Bình lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020 – 2025. Huyện ủy đã ban hành Chương trình trọng tâm về phát triển dịch vụ du lịch vùng Phia Oắc - Phia Đén giai đoạn 2020 – 2025 và nhiệm vụ đột phá xây dựng hạ tầng du lịch dịch vụ, du lịch Phia Oắc – Phia Đén. Ủy ban nhân dân huyện đã quan tâm chú trọng xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện nhằm cụ thể hóa các nội dung để tổ chức thực hiện có hiệu quả. Trong đó, tập trung xây dựng Điểm du lịch cộng đồng Hoài Khao xã Quang Thành; tôn tạo chỉnh trang khu nhà trình tường Nà Rẻo xóm Tam Hợp; đầu tư điểm ngắm cảnh trải nghiệm vườn trúc sào xóm Bản Phường xã Thành Công; điểm tham quan vọng cảnh trên đỉnh Phia Oắc 1931m. Nhằm tạo nên một hành trình khám phá, trải nghiệm cho du khách khi đến tham quan trải nghiệm tại huyện Nguyên Bình. Sau một thời gian tập trung mọi nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển du lịch huyện đã đạt được một số kết quả, xin điểm qua như sau:

1. Điểm du lịch cộng đồng Hoài Khao

      Xóm Hoài Khao, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình cách thị trấn Nguyên Bình gần 20km, nơi sinh sống của hơn 34 hộ người Dao Tiền. Sau khi được tuyên truyền, định hướng xây dựng xóm thành Điểm du lịch cộng đồng. Bà con nhiệt tình hưởng ứng, tích cực vệ sinh nhà ở, giữ gìn nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. Thực hiện di dời chuồng trại chăn nuôi, hiến đất, đóng góp vật chất, ngày công lao động xây dựng khu nuôi nhốt gia súc tập trung, trồng mới cây xanh tạo cảnh quan, xây dựng các nhà homestay đủ tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch 7/7 hộ homestay đã hoàn thiện chỉnh trang nhà ở và đủ điều kiện đón tiếp khách. Cung cấp và đổi mái ngói âm dương cho các hộ dân trong xóm.  Xây dựng 03 nhà trưng bày và 03 chòi nghỉ dừng chân; Hoàn thiện trưng bày đồ dùng sinh hoạt, dụng cụ lao động sản xuất và một số sản phẩm thủ công truyền thống tại 02 nhà và hoàn thiện bố trí khu vực và chậu ngâm chân để thực hiện dịch vụ ngâm chân tại 01 nhà; 03 bộ bàn ghế tại chòi nghỉ chân. Hoàn thành cắm biển chỉ dẫn, sơ đồ tham quan, biển tên điểm du lịch và khu vực nhà trưng bày, hệ thống điện chiếu sáng khu vực xóm.

        Ngày 27 tháng 3 năm 2022 huyện đã tổ chức thành công lễ khánh thành Điểm du lịch cộng đồng Hoài Khao; đón tiếp các đoàn lữ hành trong và ngoài tỉnh, các phóng viên đến tham quan và đóng góp ý kiến đối với công tác quản lý hoạt động du lịch tại địa phương.

2. Khu nhà Trình tường tại nhóm hộ Nà Rẻo

       Nhà Trình tường tại nhóm hộ Nà Rẻo, xã Thành Công được xây dựng vào năm 1964, sau khi thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc, xã Thành Công thành lập nhiều Hợp tác xã theo nhóm hộ, khu dân cư, theo chủ trương của Đảng nhóm hộ Nà Rẻo đã nêu cao tinh thần truyền thống đoàn kết, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ nhau trong cộng đồng và cùng xây dựng nhà Trình tường. Dù đã trải qua gần 60 năm nhưng những ngôi nhà trình tường nơi đây vẫn giữ được khá nguyên bản.

     Huyện đã đầu tư, hỗ trợ làm mới 01 nhà, cải tạo sửa chữa 07 nhà, đang đắp những tiểu cảnh, trồng hoa, cây cảnh tạo điểm checkin cho du khách.

3. Điểm ngắm cảnh, trải nghiệm vườn trúc sào

      Phát huy tiềm năng, lợi thế  địa phương bà con đồng bào dân tộc ở xóm Bản Phường, xã Thành Công đã tích cực trồng cây trúc sào. Cây trúc từ lâu đã giúp người dân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Rừng trúc có diện tích trên 30ha, huyện đã đầu tư hoàn thành đường vào rừng trúc, đường dạo, chòi nghỉ, điểm ngắm cảnh trong vườn trúc.

      Hiện nay huyện đang tiếp tục thực hiện hạng mục làm cổng, vệ sinh rừng trúc và một số hạng mục khác sẵn sàng cho việc đón khách du lịch trong dịp nghỉ lễ mùng 02/9 tới đây.

4. Điểm tham quan vọng cảnh trên đỉnh Phia Oắc

       Nằm trong Vườn Quốc gia Phja Oắc – Phja Đén, đỉnh Phja Oắc cao 1.931m, là đỉnh núi cao thứ hai ở Cao Bằng, với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình 20 độ C, vào mùa đông là địa điểm duy nhất của tỉnh thường xuất hiện băng giá. Phja Oắc có nhiều dấu tích của các biệt thự, nhà nghỉ, công sở do người Pháp tới đây khám phá, khai thác khoáng sản từ đầu thế kỷ XX. Huyện đã đầu tư hoàn thành các hạng mục sàn ngắm cảnh, hòn đá khắc mốc, cây cô đơn và các hạng mục phụ trợ khác. Chủ trương xây dựng điểm ngắm cảnh hài hòa với thiên nhiên, hạn chế bê tông hóa để du khách trải nghiệm được sự hùng vĩ và hòa mình với thiên nhiên.

5. Công tác quản lý, bảo vệ các điểm di sản CVĐC

       Chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường trước, trong và sau các ngày lễ, tết tại các khu, điểm du lịch, CVĐC.  Phối hợp với Ban quản lý CVĐC tỉnh Cao Bằng khảo sát, đánh giá lại hiện trạng đối với các điểm CVĐC trên địa bàn và hỗ trợ Đoàn chuyên gia tư vấn UNESCO khảo sát, kiểm tra đánh giá hiện trạng CVĐC Non nước Cao Bằng. Triển khai các nội dung, nhiệm vụ tại Kế hoạch số 1633/KH-UBND, ngày 27/6/2022 cảu UBND tỉnh Cao Bằng kế hoạch triển khai bỏ sung các hoạt động phục vụ công tác tái thẩm định danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng năm 2022.

6. Công tác tuyên truyền, quảng bá

       Chỉ đạo Trung tâm VH&TT huyện tăng cường viết tin, bài, phóng sự, xây dựng video clip, tờ rơi quảng bá về hoạt động du lịch và tiềm năng du lịch của huyện. Tham gia trưng bày gian hàng giới thiệu, quảng bá các sản phẩm đặc trưng tại Lễ hội ẩm thực và Làng nghề Hà Nội năm 2022 nhân dịp nước ta đăng cai tổ chức SEA Game 31.

      Đón tiếp Đoàn chuyên gia, nhà báo đến hỗ trợ, giúp huyện tuyên truyền, quảng bá về tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch của huyện.

      Trong 6 tháng đầu năm có khoảng 12.000 lượt khách đến tham quan.

Kính thưa quý vị đại biểu!

      Tuy đã đạt được một số kết quả nêu trên, song trong quá trình triển khai thực hiện công tác phát triển du lịch ở huyện còn gặp không ít những khó khăn như: Đời sống nhân dân còn khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, nhận thức của một số người dân về công tác phát triển dịch vụ du lịch chưa cao, chưa phát huy có hiệu quả tính năng động của địa phương và cộng đồng; kinh phí hạn hẹp; chưa có nhiều sản phẩm, dịch vụ du lịch thu hút du khách lưu lại; công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh của huyện còn hạn chế; thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý phát triển du lịch.

     Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong thời gian tới:

     Huyện tập trung phát triển các sản phẩm thủ công nghiệp, nghề truyền thống, sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản là đặc sản của địa phương, có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế và du lịch như miến dong, dược liệu, cá nước lạnh. Tiếp tục đẩy mạnh việc giữ gìn không gian cảnh quan, bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Tăng cường thông tin, quảng bá hình ảnh về miền đất, văn hóa, con người Nguyên Bình; phối hợp mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, lao động trực tiếp tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, đặc biệt là các hộ làm dịch vụ du lịch cộng đồng. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, khôi phục chợ phiên Phja Đén. Phối hợp tổ chức hoạt động bay dù lượn tại Thung lũng treo thị trấn Tĩnh Túc; Cuộc thi Chinh phục đỉnh Phja Oắc; xây dựng các tuor, tuyến du lịch, từng bước đáp ứng nhu cầu của du khách khi đến với Nguyên Bình và hướng đến mục tiêu đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực của địa phương.

      Trên đây là báo cáo tham luận về một số kết quả, giải pháp phát triển du lịch của huyện Nguyên Bình, rất mong quý vị đại biểu quan tâm, góp ý để lĩnh vực du lịch của huyện đạt được kết quả rõ nét hơn trong thời gian tới. Xin kính chúc các đồng chí lãnh đạo tỉnh, quý vị đại biểu sức khỏe, hạnh phúc, chúc Chương trình kỷ niệm 62 năm Ngày truyền thống Ngành du lịch Việt Nam thành công tốt đẹp./.

 

 


 

BQL CÁC DI TÍCH QGĐB TỈNH CAO BẰNG

BÁO CÁO THAM LUẬN

PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG

 

Đ/c Đào Văn Mùi – Giám đốc

 BQL các di tích QGĐB tỉnh Cao Bằng

          - Kính thưa các đồng chí lãnh đạo!

          - Kính thưa các đồng chí đại biểu!

Thay mặt Ban quản lý các di tích QGĐB tỉnh Cao Bằng, tôi xin báo cáo tham luận với nội dung “Phát huy giá trị các di tích QGĐB gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng”.

Kính thưa các đồng chí!

Phát huy giá trị di tích có vai trò chính trị đặc biệt quan trọng nhằm giáo dục, nâng cao nhận thức xã hội về những giá trị truyền thống và góp phần phát triển ngành du lịch tỉnh Cao Bằng.

Từ lâu, các nước trên thế giới đã đưa di tích lịch sử vào khai thác phục vụ mục đích du lịch. Ở nước ta, nhiều di tích lịch sử cách mạng cũng bắt đầu được quan tâm khai thác và thu hút du khách. Việc khai thác du lịch đối với di tích lịch sử cách mạng làm phong phú thêm loại hình du lịch, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách, góp phần phát huy giá trị của di tích, giúp tăng cường giáo dục và nâng cao truyền thống văn hóa - lịch sử dân tộc.

          Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có nhiều di tích lịch sử cách mạng. Nhưng đến nay mới chỉ có 03 di tích được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt gồm: Khu di tích QGĐB Pác Bó, Khu di tích lịch sử QGĐB rừng Trần Hưng Đạo, Khu di tích Địa điểm Chiến thắng biên giới 1950. Nhận thức tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, Thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách và tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội. UBND tỉnh ban hành QĐ số 450/QĐ-UBND ngày 22 tháng 4 năm 2019, trên cơ sở sát nhập 03 Khu di tích QGĐB trên địa bàn tỉnh thành Ban quản lý các di tích Quốc gia đặc biệt tỉnh, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

Ban quản lý các di tích QGĐB có diện tích quản lý khá rộng, nằm trên địa bàn 03 huyện Hà Quảng, Nguyên Bình, Thạch An. Cảnh quan môi trường của Khu di tích hài hòa với không gian, đa dạng sinh cảnh tạo nên cảnh quan đẹp, khí hậu trong lành. Đây là yếu tố rất quan trọng tạo nét đặc trưng của Khu di tích QGĐB.

Để phát huy giá trị các di tích QGĐB đối với phát triển du lịch, Khu di tích QGĐB cần có sự quản lý, định hướng chiến lược, xây dựng tầm nhìn, các dự án về xúc tiến, quảng bá, bảo tồn, đào tạo nguồn nhân lực. Quy hoạch phát triển du lịch cần có sự kết nối với cộng đồng, phát triển du lịch dựa trên các đặc trưng văn hóa, gìn giữ, bảo tồn văn hóa truyền thống. Việc tổ chức các sự kiện văn hóa, lễ hội tạo ra được những sản phẩm tinh thần mới, có dấu ấn sâu đậm, có sức lan tỏa rộng đối với các du khách đến tham quan tại các Khu di tích, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của hoạt động du lịch gắn liền với di tích QGĐB. Tiến hành đầu tư trang bị cơ sở vật chất, bố trí các điều kiện thiết bị phục vụ công tác đón tiếp khách được trang trọng, lịch sự, hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển du lịch hiện nay. Phối kết hợp với các đơn vị chức năng, Bộ đội Biên phòng, Công an, Chính quyền địa phương các huyện Hà Quảng, Nguyên Bình, Thạch An làm tốt công tác an ninh trật tự, an ninh khu vực, phục vụ và đảm bảo an toàn các đoàn khách cấp cao của Đảng và Nhà nước đến dâng hương và tham quan di tích.

Kính thưa các đồng chí

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025; Chương trình hành động số 06-CTr/TU, ngày 06/5/2021 của tỉnh ủy Cao Bằng về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025; Thực hiện hiện kế hoạch số 11-KH/BCĐ ngày 29/3/2022 của Ban chỉ đạo thực hiện các nội dung đột phá tỉnh Cao Bằng về phát triển Du lịch – Dịch vụ bền vững giai đoạn 2022-2025; Phấn đấu đến năm 2030, du lịch trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế với hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có sức cạnh tranh cao; mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thân thiện với môi trường; đưa Cao Bằng trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của khu vực phía Bắc và cả nước.

Trong 06 tháng đầu năm 2022 Ban quản lý các di tích QGĐB tỉnh đã thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích, góp phần không nhỏ cho phát triển du lịch của tỉnh, cụ thể như sau:

        1. Công tác quản lý, bảo tồn, tôn tạo di tích

           Thường xuyên quan tâm công tác chỉnh trang khuôn viên hoa, trang trí các mô hình tiểu cảnh tại các Khu di tích QGĐB thuộc Ban quản lý; phục dựng một số di tích đã xuống cấp tại Khu di tích QGĐB Pác Bó. Tôn tạo, làm mới hệ thống bia biển di tích, kiện toàn kho cơ sở phục vụ công tác tuyên truyền.

             Tổ chức tốt công tác quản lý dịch vụ xe điện, dịch vụ du lịch; quy hoạch, đưa vào phát huy điểm giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm địa phương.

          Phối hợp với Bộ tư lệnh Quân khu I tiến hành chỉnh trang, tu bổ, phục hồi và xây dựng mới một số điểm di tích tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo.

          Bổ sung hiện vật trưng bày, chỉnh trang khuôn viên tại di tích Cứ điểm Đông Khê, khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các điểm di tích thuộc Khu di tích Quốc gia đặc biệt địa điểm chiến thắng chiến dịch biên giới năm 1950.

2. Công tác tuyên truyền giáo dục phát huy giá trị di tích

Nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả chất lượng công tác tuyên truyền giáo dục phát huy giá trị di tích, đơn vị đặc biệt luôn quan tâm chú trọng đào tạo bồi dưỡng, huấn luyện nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác hướng dẫn thuyết minh.Tổ chức cho cán bộ đi tham quan thực tế, học tập kinh nghiệm, trao đổi kiến thức chuyên môn tại một số điểm di tích. Tập huấn, hướng dẫn cho đội ngũ cán bộ hướng dẫn viên, tuyên truyền viên về kỹ năng giao tiếp khi tiếp xúc với khách tham quan, hướng dẫn nghiên cứu tài liệu, tư liệu, các kỹ năng xử lý tình huống… cũng như quy trình đón tiếp khách tham quan.

          Tổ chức thực hiện triển lãm chuyên đề tại di tích, xây dựng kế hoạch triển lãm lưu động tại các trường học, đơn vị quân đội, lễ hội xuân các sự kiện chính trị trên địa bàn tỉnh và tổ chức nói chuyện chuyên đề về cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

          Thực hiện tốt công tác chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức đón tiếp khách đến tham quan, nghiên cứu và học tập tại Ban quản lý. Trong 6 tháng đầu năm (Từ 01/01/2022 đến 30/6/2022), đơn vị đã tổ chức đón tiếp, phục vụ được cho khoảng trên 550 đoàn khách, với tổng số khách trên 82.000 lượt khách; trong đó lượt khách tham quan tự do trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý là trên 11.000 lượt khách; khách tham quan trong dịp lễ 30/4-01/5/2021 là trên 18.000 lượt khách;

          + Khu di tích QGĐB Pác Bó trong 6 tháng đầu năm đón tiếp 446 đoàn, với trên 76.340 lượt khách tham quan;

          + Khu di tích QGĐB Rừng Trần Hưng Đạo trong 6 tháng đầu năm đón tiếp 27 đoàn, với trên 1.680 lượt khách tham quan;

          + Khu di tích QGĐB địa điểm chiến thắng Biên giới trong 6 tháng đầu năm đón tiếp 77 đoàn, với trên 3.980 lượt khách tham quan;

          Trong 6 tháng đầu năm 2022, đơn vị đã hoàn thành đạt 51,28% chỉ tiêu nhiệm vụ kinh tế xã hội đề ra trong 6 tháng đầu năm 2022 ( năm 2022 chỉ tiêu giao 3.900.000,đ/năm; doanh thu 6 tháng đầu năm 2022 đơn vị thực hiện đạt 1.000.000,đ/ 06 tháng). Giải quyết việc làm cho 50 lao động và trên 70 hộ gia đình trong thôn Pác Bó có ki ốt bán hàng cải thiện đời sống đáng kể cho người dân nhờ hoạt động dịch vụ du lịch.

          Tháng 3- 5/2022 tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước được kiểm soát tốt, lượng khách đến tham quan tại Ban quản lý tương đối ổn định, cao điểm là dịp Lễ 30/4 - 01/5 đơn vị đón tiếp trên 18.800 lượt khách. Đầu tháng 05/2022 đến nay, lượng khách đến tham quan tại các Khu di tích tương đối ổn định, trung bình mỗi ngày có khoảng 200-300 lượt khách tham quan, vào các ngày cuối tuần mỗi ngày khoảng 700-800 lượt khách tham quan;

*Hoạt động truyền thông quảng bá di tích: Là một nội dung công tác được BQL chú trọng và mang lại hiệu quả tích cực trong tuyên truyền, quảng bá giá trị của các di tích. Hiểu rõ bản chất và mục đích của truyền thông nói chung và truyền thông bảo tàng, di tích nói riêng, nhiều bảo tàng, di tích trong đó Ban quản lý các di tích Quốc gia đặc biệt tỉnh Cao Bằng đã từng bước thay đổi nhận thức và đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nhằm quảng bá hình ảnh, thu hút khách tham quan. Ứng dụng thành tựu CNTT, BQL đã triển khai với các nội dung hoạt động như: Đăng tải các tin, bài giới thiệu về di tích gắn với nội dung phát triển du lịch trên các tài khoản mạng xã hội; Dựng các video, phóng sự tuyên truyền quảng bá giới thiệu về các di tích thuộc các Di tích Quốc gia đặc biệt trên địa bàn tỉnh, các video triển lãm chuyên đề, nội dung trưng bày trên trang website pacbo.vn và các tài khoản mạng xã hội do Ban quản lý quản trị; Tích hợp và liên kết với các trang website trong tỉnh về lĩnh vực văn hóa, du lịch, các website của các đơn vị trong hệ thống bảo tàng, di tích lưu niệm công trình tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước và một số đơn vị bảo tàng quân đội, bảo tàng tỉnh trong cả nước; Tiến hành số hóa các tư liệu, tài liệu, hiện vật. Hiện nay, Ban quản lý các di tích Quốc gia đặc biệt tỉnh Cao Bằng quản trị 01 trang website http://pacbo.vn và các tài khoản mạng xã hội facebook gồm: Ban quản lý các Di tích Quốc Gia Đặc Biệt tỉnh Cao Bằng; Khu Di Tích Quốc gia đặc biệt địa điểm chiến thắng Biên giới năm 1950; Khu di tích Rừng Trần Hưng Đạo. Đối với trang website http://pacbo.vn được Ban quản lý đưa vào hoạt động từ cuối năm 2018, duy trì hoạt động liên tục đến nay, bước sang năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát, Việt Nam bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh thì việc đẩy mạnh hoạt động trên website càng được chú trọng, đầu tư, tập trung phát triển hơn thời gian trước. Số lượng và chất lượng các tin, bài được nâng cao hơn trước, nội dung truyền tải gắn với chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý và mở rộng trong lĩnh vực văn hóa, du lịch, nhưng chủ yếu là cập nhật tình hình hoạt động của Ban, của các đơn vị thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, sau mở rộng sang lĩnh vực du lịch, văn hóa, tình hình tin tức địa phương. Sang năm 2021, đợt đại dịch bùng phát lần thứ 4 (từ ngày 27/4/2021), thích ứng với tình hình mới, Ban quản lý tìm tòi, ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin để đa dạng sản phẩm truyền thông, không chỉ là những tin, bài đơn thuần mà sáng tạo xây dựng các video clip, trình chiếu,… Đến nay, khi tình hình dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát, Nhà nước có chủ trương mở cửa du lịch, BQL tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa sức mạnh của công nghệ số trong quảng bá tuyên truyền về di tích nói riêng, các hoạt động chính trị - xã hội, văn hóa, kinh tế trên địa bàn tỉnh. Hiệu quả mang lại ngày càng cao, có sự tăng lên rõ rệt về số lượng tin, bài, một tuần có trung bình từ 3 đến 5 nội dung tin bài cập nhật hoạt động, gắn với các đợt tuyên truyền các sự kiện lớn của tỉnh, của đất nước, hoặc ngày sinh của các danh nhân lịch sử liên quan chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý như kỷ niệm Ngày sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các đồng cách mạng của tỉnh như Hoàng Đình Giong, Hoàng Văn Nọn, các sự kiện chính trị Đại hội Đảng các cấp, Bầu cử,… cũng đã đăng tải các bài viết nghiên cứu, sưu tầm các bài viết từ các nhà nghiên cứu, vậy nên chất lượng trang website ngày càng được nâng cao, thu hút số lượt xem của đông đảo người dùng mạng xã hội. Đối với các tài khoản mạng xã hội facebook, ngoài chia sẻ các tin tức, hoạt động, bài viết từ trang website, còn thường xuyên cập nhật, đăng tải các hình ảnh đẹp quảng bá giới thiệu về di tích, cập nhật thông tin, tình hình di tích trong thời khắc hiện tại để du khách có thể tiếp cận, nắm bắt được tình hình, không bị động bỡ ngỡ khi lần đầu đến tham quan các điểm di tích hoặc nắm thông tin để xây dựng lịch trình tham quan di tích một cách thuận tiện, hợp lý, có một chuyến tham quan, học tập hiệu quả.

          Kính thưa các đồng chí

          Được sự quan tâm và chỉ đạo của lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng, một số cơ quan hữu quan cùng với sự nỗ lực của tập thể cán bộ công chức viên chức của đơn vị. Ban quản lý các di tích Quốc gia đặc biệt luôn bám sát chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; tiếp thu ý kiến chỉ đạo của cấp trên, đặc biệt của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cao Bằng để triển khai, tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao.

          Tập thể cán bộ viên chức, người lao động Ban quản lý có tư tưởng lập trường vững vàng. Chấp hành nghiêm chỉnh, hiệu quả các nội quy, quy chế đơn vị. Mọi chế độ, quyền lợi của người lao động được ưu tiên giải quyết kịp thời đúng chế độ Nhà nước hiện hành.

          3. Những tồn tại, hạn chế trong công tác phát huy giá trị di tích QGĐB đối với phát triển du lịch

          3.1. Những tồn tại, hạn chế

          Nhìn chung, mọi hoạt động của Ban quản lý đều được đảm bảo, nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những khó khăn đang từng bước được khắc phục:

          - Việc phát triển quảng bá du lịch chưa khai thác hết tiềm năng, cở sở hạ tầng của địa phương chưa được đầu tư đúng mức. Cơ sở vật chất, dịch vụ du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách, chưa tương xứng với giá trị của di tích Quốc gia đặc biệt.

          - Cơ sở lưu trú cho du khách chủ yếu là nhà nghỉ nên chất lượng còn hạn chế, số lượng phòng rất ít, không đáp ứng đủ cho những đoàn khách có số lượng lớn. Dịch vụ chỉ cho thuê phòng, không có các dịch vụ tiện ích khác.

          - Nhu cầu ẩm thực của du khách chưa được đáp ứng đầy đủ. Khu di tích chưa có hệ thống cơ sở phục vụ hoạt động vui chơi giải trí; thiếu sản phẩm du lịch; hệ thống sản phẩm, quà lưu niệm đơn điệu, thiếu hấp dẫn… nên du khách đến tham quan Khu di tích chỉ ở trong ngày là chính. Đây là nguyên nhân thời gian lưu trú của du khách thấp, chưa đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của du khách; doanh thu du lịch đạt thấp.

          - Người dân địa phương xây dựng các công trình trái phép trong khu vực bảo vệ di tích vẫn còn tồn tại, Ban quản lý đã kịp thời phát hiện và phối hợp với chính quyền địa phương xử lý theo quy định. Trong hoạt động kinh doanh dịch vụ vẫn còn một số người dân chưa hợp tác tích cực, chưa ý thức được việc phát triển du lịch bền vững, ....

          3.2. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế

          - Các khu di tích QGĐB nằm phân tán trên địa bàn các huyện Hà Quảng, Nguyên Bình, Thạch An điều kiện địa lý không tập trung nên công tác quản lý còn gặp nhiều khó khăn.

          - Do mới được thành lập, đang trong quá trình sáp nhập các khu di tích QGĐB, bộ máy biên chế chưa được hoàn thiện nên trong tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ, nhiều vị trí phải kiêm nhiệm dẫn đến chất lượng công việc đạt được chưa cao. Trình độ chuyên môn một số vị trí công tác chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

          - Kinh phí cấp từ ngân sách nhà nước dành cho bảo vệ và phát huy của di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh còn eo hẹp so với nhu cầu thực tế.

          - Cơ sở hạ tầng phát triển du lịch tại Ban quản lý đang trong quá trình hoàn thiện, các dịch vụ chưa phong phú, các hoạt động dịch vụ du lịch cộng đồng chưa được quan tâm khai thác, các khu vực bán hàng lưu niệm, giải khát của các hộ kinh doanh chưa được đảm bảo.

          - Người dân địa phương hầu hết vẫn chưa nhận thức được giá trị, ý nghĩa của việc phát triển du lịch bền vững.

          - Các hoạt động quảng bá du lịch; các thông tin, hướng dẫn cụ thể về  tour, tuyến du lịch kết nối giữa các di tích Quốc gia đặc biệt (Khu di tích Pác Bó, Khu di tích lịch sử rừng Trần Hưng Đạo, Di tích địa điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh với chiến thắng Biên giới 1950 huyện Thạch An) đang từng bước được quan tâm chú trọng, dự kiến sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong thời gian tới.

          4. Một số nhiệm vụ, giải pháp phát huy giá trị di tích QGĐB gắn với phát triển du lịch

          Để phát huy giá trị các di tích QGĐB gắn với phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, Ban quản lý các di tích QGĐB tỉnh Cao Bằng với chức năng nhiệm vụ được giao đề ra một số nhiệm vụ giải pháp cụ thể sau:

         Một là: Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt công tác phục vụ đón tiếp khách đến tham quan, dâng hương, nghiên cứu, học tập tại Ban quản lý các di tích Quốc gia đặc biệt. Làm tốt công tác phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan hữu quan đảm bảo an ninh biên giới, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường trong toàn Ban quản lý.

          Hai là: Phối hợp với các công ty lữ hành, hiệp hội du lịch, các cơ quan truyền thông tổ chức các hoạt động quảng bá, mở các tour, tuyến du lịch về thăm các Khu di tích.

          Ba là: Tổ chức nhiều hoạt động kết hợp giữa các nhà trường trên địa bàn tỉnh và Khu di tích, gắn việc học tập tại trường với học tập ngoại khóa tại Khu di tích cho học sinh, khơi dậy lòng tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa của địa phương.

          Bốn là: Tiếp tục làm tốt công tác tham mưu cho Sở VHTTDL, UBND tỉnh, Bộ VHTTDL có phương án tối ưu trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích tại các di tích Quốc gia đặc biệt trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

          Năm là: Kêu gọi đầu tư từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch nâng cao chất lượng, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách tham quan. Không ngừng nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh doanh dịch vụ.

          Sáu là: Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng về trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác hướng dẫn thuyết minh về kỹ năng ứng xử và nâng cao trình độ ngoại ngữ. Tổ chức cho cán bộ tập huấn, học tập, nâng cao kiến thức để áp dụng phục vụ có hiệu quả tại Ban quản lý.

          Bẩy là: Tích cực ứng dụng, sử dụng công nghệ thông tin trong trong hoạt động quảng bá, phát huy giá trị di tích đến du khách trong nước và quốc tế.

          Kính thưa các đồng chí!

          Việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích không chỉ là nhiệm vụ của những người làm trong ngành Văn hóa mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Bởi di tích văn hóa là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa dân tộc, là minh chứng cho quá trình phát triển của đất nước, là tài sản có giá trị giáo dục cho thế hệ trẻ và còn là nguồn lực to lớn trong sự phát triển kinh tế – xã hội.

          Trong những năm qua, việc bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả to lớn góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị di tích lịch sử nói riêng, giá trị văn hóa trên địa bàn tỉnh nói chung. Các chương trình phát triển du lịch của tỉnh đều được xây dựng trên cơ sở bảo tồn tính nguyên vẹn và gìn giữ tối đa giá trị lịch sử văn hoá của các khu, điểm di tích.

  Du lịch đem lại nhiều cơ hội để bảo tồn và phát huy các giá trị di tích, nhưng cũng là thách thức nếu chúng ta không biết khai thác dẫn đến nguy cơ làm thui chột các giá trị của di tích. Bảo tồn, phát huy các di tích lịch sử cách mạng, di tích văn hóa là việc làm thiết thực, thường xuyên gắn với phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đồng thời giữ gìn và lưu truyền cho các thế hệ mai sau, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII của Đảng đã đề ra.

          Trên đây là bài tham luận của tôi về việc “ Phát huy giá trị di tích QGĐB đối với phát triển du lịchrất mong trong thời gian tới tiếp tục nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành để Ban quản lý các di tích QGĐB hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Mong nhận được sự góp ý đóng góp của các đồng chí để bài tham luận của tôi được hoàn thiện.

          Một lần nữa thay mặt Ban quản lý các di tích QGĐB kính chúc các đồng chí đại biểu mạnh khỏe và thành công, chúc Chương trình kỷ niệm 62 năm ngày truyền thống Ngành Du lịch Việt Nam thành công tốt đẹp.

          Tôi xin chân thành cảm ơn./.

 

 

 

 

 

 

THAM LUẬN HIỆP HỘI DU LỊCH CAO BẰNG

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC 6 THÁNG ĐẦU NĂM; PHƯƠNG HƯỚNG , NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỐI NĂM 2022 CỦA HIỆP HỘI DU LỊCH CAO BẰNG

Kính thưa quý vị đại biểu!

Được sự phân công của Ban Tổ chức Chương trình, hôm nay tôi rất vui mừng được đến dự Lễ kỷ niệm 62 Ngày truyền thống nghành Du lịch Việt Nam.
Lời đầu tiên, tôi xin được gửi tới các đ/c lãnh đạo, quý vị đại biểu lời kính chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất. Chúc lễ kỷ niệm thành công tốt đẹp. Thay mặt HHDL Cao Bằng tôi xin phép được trình bày nội dung tham luận:

Kính thưa các đ/c, HHDL tỉnh Cao Bằng là thành viên của HHDL Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 1064/QĐ-UBND ngày 29/7/2014 của UBND tỉnh Cao Bằng. Hiệp hội thành lập trên tinh thần tự nguyện nhằm mục đích liên kết hợp tác, hỗ trợ nhau về hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, tăng cường năng lực cạnh tranh, cùng góp sức phấn đấu cho sự phát triển của du lịch Cao Bằng. Cho đến nay Hiệp hội có 10 chi hội, với 94 hội viên nằm trên địa bàn các huyện, thành phố trong tỉnh. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là: lữ hành, dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ trong chuỗi cung ứng sản phẩm du lịch. HH luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, ủng hộ của Sở VHTTDL.

Trong 2 năm qua, nghành du lịch chịu  ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch bị tổn thất nặng nề. Năm 2021, HH đã có các hoạt động tích cực, hiệu quả, các cơ sở kinh doanh đã cố gắng khắc phục mọi khó khăn để duy trì hoạt động

Trong 6 tháng đầu năm 2022, thực hiện Kế hoạch số 651/KH-UBND ngày 22/3/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về tổ chức các hoạt động phục hồi và mở cửa du lịch tỉnh Cao Bằng trong điều kiện bình thường mới, hoạt động của Hiệp hội du lịch có nhiều khởi sắc, cụ thể như sau:

Về công tác phát triển hội viên: tích cực tuyên truyền, vận động phát triển hội viên, kết nạp mới 03 hội viên.

Về hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch:

HH Hỗ trợ các doanh nghiệp tìm đối tác thúc đẩy cơ hội trao đổi nguồn khách du lịch, tham dự các chương trình, sự kiện xúc tiến quảng bá du lịch tại:  tại các tỉnh Bắc Kạn, Quảng Bình, Quảng Trị, tiêu biểu là: Hội chợ Du lịch VITM,Tuần văn hóa du lịch 6 tỉnh Việt Bắc tại Hà Nội, Chương trình kết nối giữa Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn với Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng và tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến quảng bá trong tỉnh tiêu biểu là Lễ khai mạc “Chương trình du lịch về nguồn năm 2022" tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó; trong sự kiện, Hiệp hội đã tham gia ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Ban quản lý các di tích Quốc gia đặc biệt tỉnh Cao Bằng, Hiệp hội Du lịch Cao Bằng và các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch năm 2022.

Về công tác đào tạo, bồi dưỡng: các doanh nghiệp tạo điều kiện, tổ chức các lớp bồi dưỡng cho nhân viên qua các hình thức đào tạo khác nhau.

Về công tác xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch: HH hướng dẫn, hỗ trợ hội viên cách làm du lịch cộng đồng; liên kết, nâng cao chất lượng sản phẩm; triển khai kịp thời các văn bản hướng dẫn, hỗ trợ hội viên trong việc chuyển đổi hóa đơn thuế điện tử.

Về hoạt động nhân đạo, từ thiện: HH đã chỉ đạo Chi hội Trùng Khánh tặng 35 xuất quà trị giá 18 triệu đồng cho các hộ nghèo tại xã Đàm Thủy (huyện Trùng Khánh) trong những ngày giáp hạt.

Cùng với những kết quả đã đạt được trong 6 tháng đầu năm 2022, Hiệp hội du lịch tỉnh Cao Bằng tiếp tục đề ra phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm như sau:

Hoàn thiện website, fanpage của Hiệp hội, viết tin bài quảng bá, xây dựng thương hiệu HHDL Cao Bằng. Phát triển hội viên mới, vận động sự ủng hộ tự nguyện của hội viên đối với HH. Tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch hiệu quả, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ. Thông tin kịp thời cơ chế chính sách cho các đơn vị về chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch. Tăng cường mở rộng quan hệ đối ngoại. Tích cực hưởng ứng tham gia các sự kiện, chương trình, hoạt động về liên kết, quảng bá và phát triển sản phẩm. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao trình độ cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên. Tiếp tục thực hiện tốt công tác an sinh xã hội.

Bên cạnh kết quả đạt được, HHDL cũng gặp phải một số khó khăn:

(1). Quy mô kinh doanh, nguồn vốn đầu tư của các cơ sở còn nhỏ lẻ, chưa tạo ra được sản phẩm dịch vụ đặc trưng nổi bật, có tính cạnh tranh cao.

(2). Sau đại dịch Covid - 19, nhiều lao động chuyển việc làm. Hiện nay, nguồn nhân lực tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ hạn chế về cả số lượng và chất lượng, thiếu lao động được đào tạo bài bản, có chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ.

(3). Các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch thiếu vốn đầu tư, cải tạo trong khi cơ sở vật chất xuống cấp. Bên cạnh đó, thiếu vốn đầu tư cũng là khó khăn của các cơ sở lưu trú, đặc biệt là Homstay tại các điểm du lịch cộng đồng.

(4). Khó khăn trong quảng bá sản phẩm kinh doanh và tiếp cận thị trường.

Để đạt được kết quả cao nhất trong việc thực hiện phương hướng, nhiệm vụ của Hiệp hội trong 6 tháng cuối năm, Hiệp hội du lịch xin đưa ra một số kiến nghị sau đây:

Đề nghị Sở VHTTDL đề xuất UBND tỉnh và các cơ quan liên quan:

(1). Tiếp tục triển khai các chương trình kích cầu du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch mới, tạo cơ hội cho hội viên Hiệp hội nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ du lịch.

(2). Chú trọng đào tạo nhân lực, nâng cao tính chuyên nghiệp của nguồn lao động du lịch. Thường xuyên mở các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; triển khai kịp thời cơ chế chính sách liên quan đến kinh doanh dịch vụ du lịch để nguồn lao động nâng cao trình độ, nắm bắt kịp thời thông tin.

(3). Triển khai thực hiện hiệu quả, kịp thời Nghị quyết số 78/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng về Ban hành Quy định về Chính sách hỗ trợ phát triển Du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2025. Có chính sách ưu tiên cho hội viên HH được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để khôi phục, phát triển cơ sở hạ tầng. Có nguồn kinh phí hỗ trợ để Hiệp hội tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ du lịch cho các hội viên.

(4). Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch đặc biệt là các dịch vụ kinh doanh du lịch bằng nhiều hình thức; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, tuyên truyền, quảng bá trên báo chí, truyền hình và các nền tảng số đồng thời tăng cường hoạt động xúc tiến, liên kết phát triển sản phẩm du lịch

Những kết quả đã đạt được trong thời gian qua là động lực và tiền đề để Hiệp hội Du lịch Cao Bằng cố gắng duy trì và thực hiện thành công phương hướng, nhiệm vụ đã đề ra trong thời gian tới.

Thay mặt HHDL Cao Bằng xin trân trọng cảm ơn UBND tỉnh, Sở VHTTDL Cao Bằng đã luôn quan tâm, hỗ trợ HH trong thời gian qua và mong rằng HHDL sẽ nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm, giúp đỡ của các ban, ngành, đoàn thể để từng bước xây dựng HH lớn mạnh, đóng góp vào việc định vị thương hiệu, chất lượng sản phẩm du lịch Cao Bằng. Cuối cùng xin gửi tới quý vị đại biểu lời chúc sức khỏe, chúc ngành du lịch Cao Bằng ngày càng khởi sắc và phát triển, chúc hội nghị thành công rực rỡ.

Xin trân trọng cảm ơn!

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn cần trở thành thành viên của nhóm để có thể bình luận bài viết này. Nhấn vào đây để đăng ký làm thành viên nhóm!
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây