Công viên địa chất non nước Cao Bằng được thành lập ngày Ngày 22/12/2015 gồm 9 huyện (Hà Quảng, Hòa An, Nguyên Bình, Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Hạ Lang, Phục Hòa và Thạch An) diện tích khoảng 3.072 km2, với trên 130 điểm di sản địa chất độc đáo, trong đó có nhiều điểm di sản địa chất được nhiều tạp chí khoa học uy tín đánh giá, xếp hạng có giá trị tầm cỡ quốc tế. Từ khi được thành lập đến nay, Ban quản lý CVĐC non nước Cao Bằng luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, BCĐ xây dựng CVĐC TC tỉnh Cao Bằng và sự phối hợp tạo điều kiện của các Sở, ngành, đơn vị liên quan trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ. Đặc biệt trong năm 2018, Ban quản lý CVĐC non nước Cao Bằng đã đạt được những thành tựu nổi bật trong công tác Tuyên truyền quảng bá, nâng cao nhận thức cộng đồng; các hoạt động của Mạng lưới CVĐC toàn cầu và Hợp tác quốc tế; công tác xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng 03 tuyến du lịch của CVĐC non nước Cao Bằng.
Công tác tuyên truyền, quảng bá và nâng cao nhận thức về CVĐC non nước Cao Bằng đóng vai trò quyết định đến hiệu quả của việc xây dựng và phát triển CVĐC non nước Cao Bằng. Qua các hoạt động này, người dân, các cá nhân, đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, các đối tác CVĐC non nước Cao Bằng sẽ nhận thức đầy đủ về ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của việc xây dựng mô hình CVĐC tại tỉnh Cao Bằng, qua đó tích cực tham gia vào các hoạt động xây dựng CVĐC non nước Cao Bằng. Trong năm 2018, Ban quản lý đã tổ chức được 5 lớp tập huấn ở cấp tỉnh cho hơn 575 lượt cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Sở GD&ĐT tập huấn cho 292 giáo viên cốt cán cấp 1, 2 và 3 về giảng dạy CVĐC tại các trường học trên địa bàn tỉnh; tổ chức 04 lớp tập huấn nâng cao nhận thức về CVĐC và DSĐC tại 04 huyện: Hà Quảng, Trà Lĩnh Nguyên Bình và Hòa An với tổng số 437 học viên là cán bộ Phòng Văn hóa, cán bộ xã, Đoàn thanh niên, Trưởng xóm, các cơ sở lưu trú, nhà hàng trên địa bàn huyện.
Ngoài ra, trong năm 2018, Ban quản lý CVĐC non nước Cao Bằng cũng đã xây dựng và xuất bản một số ấn phẩm phục vụ công tác quảng bá hình ảnh CVĐC non nước Cao Bằng như: Phát hành Bản tin CVĐC số 01 + 02+ 03+04 năm 2018; hoàn thiện biên tập nội dung và phát hành Tờ rơi và Sách hướng dẫn du lịch của CVĐC non nước Cao Bằng; hoàn thiện nâng cấp lại Trang web của CVĐC non nước Cao Bằng và sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền về CVĐC non nước Cao Bằng; phối hợp với chuyên gia UNESCO, hoàn thiện cập nhật nội dung, lô gô CVĐC toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng; tiến hành thay thế hệ thống bảng biển thuyết minh di sản và các biển quảng bá khác (biển cổng chào A/E, biển thông tin đối tác...) theo đúng tiêu chí, quy chuẩn của CVĐC toàn cầu; tham mưu Ban chỉ đạo xây dựng CVĐC toàn cầu tỉnh xây dựng nội dung thông cáo báo chí về kết quả xây dựng CVĐC non nước Cao Bằng và các nội dung định hướng truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc CVĐC non nước Cao Bằng đạt danh hiệu CVĐC toàn cầu UNESCO; tổng kết và trao giải thưởng cuộc thi “Ảnh đẹp về CVĐC Non nước Cao Bằng và Du lịch Cao Bằng” lần thứ 1 - năm 2017, đồng thời, phát động cuộc thi “Ảnh đẹp về CVĐC Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng và Du lịch Cao Bằng” lần thứ 2 - năm 2018;
Tham mưu cho tỉnh tổ chức thành công Lễ đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng tổ chức ngày 24/11/2018; đón tiếp và làm việc với Văn phòng UNESCO để trao đổi về các hoạt động hợp tác trong thời gian tới giữa CVĐC non nước Cao Bằng và Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực tuyên truyền, giáo dục về CVĐC trong năm 2019. Ngoài ra, từ ngày 17-19/12/2018, CVĐC non nước Cao Bằng đã tiếp và làm việc với đoàn quay phim của Đài truyền hình MBC Hàn Quốc và Trung tâm nghiên cứu bảo tồn địa chất-Đại học Quốc gia Chonnam, Hàn Quốc do UNESCO giới thiệu đến quay phim quảng bá về Công viên địa chất non nước Cao Bằng;
Trong năm 2018, Ban quản lý CVĐC đã tích cực tham gia đầy đủ các hoạt động, giới thiệu CVĐC non nước Cao Bằng đến mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO và mạng lưới khu vực Châu Á TBD;
Tham mưu hiệu quả cho BCĐ xây dựng CVĐC TC tỉnh, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch Đoàn lãnh đạo UBND tỉnh tham kỳ họp Hội đồng chấp hành UNESCO lần thứ 204; tổ chức vận động thành công các thành viên Hội đồng chấp hành UNESCO công nhận danh hiệu CVĐC toàn cầu đối với CVĐC non nước Cao Bằng. Đặc biệt trong năm 2018, Ban quản lý CVĐC non nước Cao Bằng đã tiến hành đàm phán và ký kết Biên bản hợp tác giữa CVĐC non nước Cao Bằng với CVĐC toàn cầu Haute - Provence của Pháp.
Một trong những hoạt động nổi bật trong công tác mở rộng quan hệ mạng lưới đó là sự tham gia của tỉnh Cao Bằng tại hội nghị của Mạng lưới tại Italia. Ban quản lý đã tham mưu cho Tỉnh ủy và Ban chỉ đạo xây dựng CVĐC toàn cầu tỉnh xây dựng chương trình, kế hoạch cử đoàn công tác của tỉnh tham gia Hội nghị Quốc tế lần thứ 8 về mạng lưới CVĐC Toàn cầu UNESCO tại Italia và nghiên cứu, học tập kinh nghiệm tại Thụy Sỹ. Đoàn công tác đã tham dự Hội nghị quốc tế về CVĐC Toàn cầu lần thứ 8, tham gia gian hàng quảng bá hình ảnh CVĐC Non nước Cao Bằng; trình bày 02 bài tham luận về CVĐC Non nước Cao Bằng tại Hội nghị và và Chủ trì thành công 01 phiên hội thảo chuyên đề tại Hội nghị.
Ngoài ra, Trong năm 2018, BQL cũng đã tích cực triển khai các hoạt động về hoàn thiện cơ sở hạ tầng trong 3 tuyến trải nghiệm của CVĐC; tiến hành khảo sát, rà soát, xây dựng phương án thiết kế mới Logo CVĐC toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng bổ sung, thay thế, lắp mới cho các biển bảng thuyết minh (IP), quảng bá (A/E), biển thông tin (PIGP), Biển đối tác (GP) biển chỉ dẫn các điểm di sản trên 03 tuyến du lịch trong vùng công viên địa chất theo sự tư vấn từ chuyên gia UNESCO.
Ban quản lý cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh đã ban hành chủ trương cho cải tạo, sửa chữa đường đi bộ trong động Ngườm Ngao đoạn tránh bãi nhũ đá “ruộng bậc thang”.
Công ty cổ phần Du lịch Cao Bằng đang tiếp tục phối hợp với đơn vị tư vấn hoàn thiện thiết kế bản vẽ thi công trước khi trình UBND tỉnh xin ý kiến thỏa thuận của Bộ VHTTDL để phê duyệt triển khai thực hiện theo quy định, dự kiến đến năm 2019 sẽ thi công tuyến đường vào Ngườm Ngao đoạn tránh bãi nhũ đá “ruộng bậc thang”;
Trong năm 2018, BQL phối hợp với các đơn vị hoàn thành công việc nâng cấp tuyến đường vào đền Vua Lê tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tham quan trong năm 2018; phối hợp với UBND huyện Hà Quảng hoàn thành dự án xây kè bảo vệ điểm di sản địa chất Cúc đá hóa thạch tại xóm Lũng Luông, Kéo Yên, Hà Quảng (Tuyến phía Bắc); hoàn thành tuyến đường đi bộ vào điểm di sản khu vực núi Mắt thần, Nặm Chá, xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, đường cấp phối, đá dăm với chiều dài 1,4 km, mở rộng 3 mét giúp cho việc đi lại được dễ dàng hơn đảm bảo giữ nguyên cảnh quan theo khuyến nghị của đoàn chuyên gia thẩm định UNESCO tại Cao Bằng; đã tiến hành khảo sát xác định vị trí và hoàn thiện hệ thống biển chỉ dẫn điểm di sản cho du khách tham quan khám phá CVĐC non nước Cao Bằng.
Để phát triển CVĐC non nước Cao Bằng theo tiêu chí của UNESCO, trong năm 2018, BQL đã tham mưu, chuẩn bị nội dung Lễ ký kết Hợp đồng Nguyên tắc giữa UBND tỉnh Cao Bằng và Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản về việc tư vấn hỗ trợ xây dựng và phát triển CVĐC toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng giai đoạn 2018-2022; định kỳ hàng tháng tham gia họp giao ban chuyên môn với Viện khoa học địa chất và Khoáng sản, Ban quản lý CVĐC Cao Nguyên đá Hà Giang, và chuyên gia UNESCO từ tháng 9/2018 đến nay.
Trong thời gian vừa qua, BQL đã quan tâm công tác xây dựng, phát triển hệ thống sản phẩm CVĐC. Trong năm 2018, BQL tiếp tục phối hợp các đơn vị Công ty TNHH Kolia Cao Bằng, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tổ chức Phát triển kinh tế nông thôn (CRED) cùng nghiên cứu, trao đổi, xây dựng kế hoạch phát triển các sản phẩm (gắn logo CVĐC): Giảo cổ lam, Chè Kolia, sản phẩm hương thơm (làng Phja Thắp); miến dong Nguyên Bình; sản phẩm dệt thổ cẩm Lũng nọi; thổ cẩm in hoa văn sáp ong của đồng bào Dao Tiền (tổ chức giới thiệu sản phẩm tại các Hội chợ quảng bá sản phẩm CVĐC tại Hội nghị quốc tế CVĐC toàn cầu lần thứ 8, tại Italia).
Việc tiếp tục xây dựng và phát triển CVĐC toàn cầu non nước Cao Bằng theo các tiêu chí của UNESCO có vai trò quan trọng để phần xây dựng và phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững, phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương. Danh hiệu này sẽ hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch Cao Bằng, qua đó cải thiện thu nhập cho người dân sinh sống trong vùng CVĐC nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng; góp phần bảo vệ được môi trường, bảo tồn thiên nhiên, sử dụng hợp lý tài nguyên, giữ gìn và phát huy tối đa mọi giá trị về văn hóa, lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc, tận dụng được tiềm năng thế mạnh của tỉnh trong các lĩnh vực: Du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và du lịch cộng đồng, tăng cường thu hút đầu tư các khu du lịch trọng điểm nhằm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
Để phát huy hơn nữa giá trị của CVĐC non nước Cao Bằng, trong năm 2019 và giai đoạn 2019-2022, Ban quản lý CVĐC non nước Cao Bằng sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ chính sau đây:
Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Chỉ thị số 14/CT-UBND ngày 20/10/2017 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ di sản địa chất, di sản văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và môi trường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;
Phối hợp với Viện ĐCKS, chuyên gia UNESCO xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng của 03 tuyến du lịch của CVĐC non nước Cao Bằng; phối hợp với các ngành chuyên môn xem xét nghiên cứu tham mưu cho tỉnh mở rộng phạm vi ranh giới CVĐC non nước Cao Bằng (dự kiến bổ sung khu vực thành phố Cao Bằng vào trong vùng CVĐC), làm cơ sở quy hoạch xây dựng tổ chức khai thác dịch vụ du lịch hiệu quả, hướng tới xây dựng Đề án thu phí tham quan trong vùng CVĐC đối với khách du lịch.
Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền giáo dục về CVĐC tại cộng đồng và trong trường học; hỗ trợ xây dựng những bộ dụng cụ giáo dục trong trường học trong vùng CVĐC; triển khai các hoạt động đưa học sinh đi học thực địa tại các điểm di sản trong vùng CVĐC (với các chủ đề liên quan thiết thực đến nội dung học tập của học sinh tại trường...);
Phát triển đội ngũ cộng tác viên, hướng dẫn viên tại các điểm di sản trong vùng CVĐC non nước Cao Bằng; các hoạt động tập huấn nâng cao nhận thức cho cộng đồng, các đơn kinh doanh dịch vụ du lịch trong vùng CVĐC non nước Cao Bằng; phát triển hệ thống đối tác và xây dựng hoàn thiện bộ tiêu chí của đối tác CVĐC toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng và công bố rộng rãi bộ tiêu chí này trên các phương tiện truyền thông đại chúng; tăng cường triển khai một số hoạt động hỗ trợ triển khai các sáng kiến phát triển cộng đồng, cải thiện sinh kế cho người dân đặc biệt là nhóm các đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng CVĐC;
Tiếp tục quan tâm và triển khai các hoạt động, sáng kiến về bảo vệ vệ sinh môi trường và cảnh quan trong vùng công viên địa chất, đặc biệt là các điểm di sản; xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá và định kỳ kiểm tra các điểm di sản để kịp thời có phương án khắc phục để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ các điểm di sản trong vùng CVĐC và Tham gia Hội nghị CVĐC toàn cầu khu vực Châu Á TBD năm 2019 tại Indonesia; tăng cường mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế với các CVĐC trong nước và quốc tế.
Nguồn tin: Trương Thế Vinh Phó Giám đốc sở VHTTDL Trưởng Ban quản lý CVĐC toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn