Việc phê duyệt được thực hiện theo yêu cầu của Liên hiệp Khoa học Địa chất Quốc tế (IUGS) và 108 tổ chức khoa học khác về việc công bố Ngày Quốc tế về Đa dạng địa chất nhằm nâng cao nhận thức về những lợi ích mà đa dạng địa chất mang lại cho con người, xã hội và môi trường.
Đa dạng địa chất là thành phần tự nhiên của hành tinh không có sự sống cả ở bề mặt lẫn bên trong. Nó bao gồm các khoáng chất, đá, hóa thạch, đất, trầm tích, địa mạo và địa hình của Trái đất, cũng như các đặc điểm thủy văn như sông, hồ và các quá trình hình thành và biến đổi các yếu tố này. Nó là nguồn nguyên liệu để xây dựng các thị trấn và thành phố và có chức năng như hệ thống hỗ trợ cho tất cả các hoạt động nông nghiệp qua việc cung cấp đất và nước. Đa dạng địa chất cung cấp các nguồn tài nguyên để sản xuất năng lượng, bao gồm các vật liệu được sử dụng để sản xuất tuabin gió và các tấm pin mặt trời. Với những cảnh quan, màu sắc và hình dáng đa dạng, Đa dạng địa chất đã truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ và làm say đắm du khách.
Tuy vậy, hầu hết mọi người không nhận thức được mức độ mà chúng ta phụ thuộc vào đa dạng địa chất. Do đó, điều quan trọng là phải tăng cường sự hiểu biết về các quá trình của Trái đất để đảm bảo rằng người dân đưa ra các lựa chọn sáng suốt cho một xã hội bền vững hơn, một yếu tố thiết yếu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững 2030 của Liên hợp quốc.
Với ý nghĩa đó, Ngày Quốc tế Đa dạng địa chất sẽ là cơ hội để cho thấy việc giáo dục về khoa học địa chất có thể cung cấp cho nhân loại các giải pháp bền vững đối với những thách thức cấp bách như khai thác tài nguyên có trách nhiệm, giảm thiểu rủi ro thiên tai, giảm thiểu biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học. Đồng thời nâng cao nhận thức về mối liên hệ thiết yếu giữa đa dạng sinh học và sự sống.
Các ngày kỷ niệm quốc tế là các hoạt động kỷ niệm hàng năm do Liên hợp quốc khởi xướng nhằm nâng cao nhận thức và hành động về các vấn đề được quan tâm hoặc để kỷ niệm thành tựu của con người.
UNESCO và IUGS tài trợ cho Chương trình Công viên Địa chất và Khoa học Địa chất Quốc tế của UNESCO (IGGP), chương trình này sẽ chịu trách nhiệm tổ chức Ngày Đa dạng Quốc tế.
Là cơ quan duy nhất của Liên hợp quốc có nhiệm vụ hỗ trợ nghiên cứu và nâng cao năng lực về địa chất và địa vật lý, UNESCO sẽ sử dụng Ngày Đa dạng địa chất Quốc tế để thúc đẩy các mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững, cũng như việc thành lập các CVĐC toàn cầu UNESCO mới, đặc biệt là tại châu Phi, Ả Rập và châu Mỹ Latinh.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn