Thuộc loại di sản địa mạo ở CVĐC Cao Bằng đáng chú ý nhất là các cảnh quan karst thể hiện một chu trình tiến hóa karst nhiệt đới ẩm hoàn chỉnh từ giai đoạn sơ khai, non trẻ, trưởng thành đến già và về khía cạnh này có thể nói CVĐC non nước Cao Bằng thực sự là một “Bảo tàng ngoài trời” sinh động nhất. Thêm vào đó, các cảnh quan karst lại thường đi cùng với các kiểu loại DSĐC khác, đặc biệt là các biểu hiện di sản kiến tạo, và ở một số điểm cụ thể là các biểu hiện di sản cổ sinh, càng làm tăng lên giá trị, ý nghĩa khoa học, giáo dục, thẩm mỹ cũng như tiềm năng phục vụ du lịch của chúng. Dưới đây xin giới thiệu một số cụm/điểm di sản địa mạo-kiến tạo ở CVĐC non nước Cao Bằng.
Cụm di sản địa mạo-kiến tạo phản ánh chu trình tiến hóa Karst ở phía Tây nét đứt gãy Cao Bằng – Tiên Yên (các huyện Nguyên Bình và Thạch An)
Khu vực phía Tây đứt gãy Cao Bằng –Tiên Yên, trừ bồn trũng Cao Bằng, gồm phần lớn các huyện Nguyên Bình và Thạch An Đặc trừng của khu vực này là sự pha trộn giữa cảnh quan karst với cảnh quan xâm thực-bóc mòn núi đất hình thành trên các đá trầm tích lục nguyên hệ tầng Sông Hiến và các đá xâm nhập granitoid phức hệ Phia Oắc. Trong đó cảnh quan karst là một phần của khối Karst Đồng Mu nổi tiếng ở độ cao 1.100-1.300m. Khối có kiểu cao nguyên karst-khối tảng, hình thành trên vùng phân thủy giữa sông Năng và sông Bằng Giang, từng được Bourett (1992) gọi là “Cao nguyên Bình Lạng”. Trên nền chung khá bằng của bề mặt cao nguyên, địa hình bị chia cắt yếu thành các dải núi kéo dài chủ yếu hướng TB-ĐN và á vĩ tuyến (địa hình karst dạng dãy) xen giữa các thung lũng rộng, liên thông, đáy khá bằng (kiểu karst già). Lepvrier et al.(2011) khi đề cập lại đến vấn đề địa di “nappes preyumanaise” của J.Deprat đã cho rằng chúng thể hiện rõ từ đứt gãy Cao Bằng – Tiên Yên trở về phía Tây và nhận định này có thể được kiểm chứng ở khu vực các huyện kể trên.
Ở rìa khối tiếp giáp với “lòng chảo Tĩnh Túc” và thung lũng Nguyên Bình địa hình bị tụt thấp với di tích bề mặt san bằng 700-1.000m. Quá trình karst phát triển mạnh hơn, tạo thành cảnh quan karst sót với các tháp thấp, đáy rộng, tách rời haowcj nối liền, hoặc các đồi thoải trên bề mặt bằng phẳng của thung lũng. Ngoài ra còn có địa hình cuesta, vách kéo dài về phía đông với các bậc tích tụ đá sụt lở cổ, tạo nên các bậc thềm xâm thực cổ của sông Nguyên Bình, và hiện tượng karst “tự phủ”.
Ngoài các cao nguyên đá vôi, ở phía Tây đứt gãy Cao Bằng – Tiên Yên, từ huyện Nguyên Bình về phía huyện Thạch An còn gặp những diện lớn đá phi karst, tạo nên các cấu trúc kiểu “núi uốn nếp được nâng cao trong giai đoạn tân kiến tạo”, “dải đồi trên các cấu trúc không đồng nhất” và “dải núi trên nền đá phun trào và xâm nhập cổ”. Đá gốc là các đá lục nguyên Paleozoi, hệ tầng Sông Hiến (T1sh) hoặc xâm nhập phức hệ Cao Bằng (oP, cb)… phát triển các sườn xâm thực, sườn xâm thực-bóc mòn, sờn rửa trôi bề mặt…
Dọc đường 34 từ Nguyên Bình đi Thành phố Cao Bằng các dãy núi có độ cao lớn trên 1.000m, trongng khi ở phía Tây và Đông thành phố Cao Bằng chúng chỉ còn cao khoảng 400-600m, 700-1.000m và 1.000-1300m.
Cụm di sản địa mạo – kiến tạo phản ảnh chu trình tiến hóa karst ở phía Đông nét đứt gãy Cao Bằng- Tiên Yên (một phần các huyện Hà Quảng, Trà Lĩnh và Hòa An)
Khu vực phía Bắc Cao Bằng, gồm chủ yếu là huyện Hà Quảng và một phần các huyện Trà Lĩnh và Hòa An, thuộc một khối karst nổi tiếng khác của Đông Bắc Việt Nam là khối Lục Khu. Khổi giảm dần độ cao từ 1.000m ở phía Tây Bắc xuống còn 700m ở phía Đông Nam, nghiên chuyển tiếp dần vào vùng karst rất rộng lớn ở phía Đông đèo Mã Phục. Đây cũng là một cao nguyên karst-khối tảng nhưng so với khối karst Đồng Mu, quá trình karst hóa ở khu vực này ở giai đoạn già hơn.
Quá trình Karst hóa ở đây tăng dần theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Ở phía Tây Bắc khối chủ yếu là các dạng cảnh quan karst dạng dãy, dạng cụm lũng đỉnh với các chóp nón bao quan các lũng kín, quán trình xâm thực sâu đang đóng vai trò chủ đạo. Phần lớn nước mặt bị tụt xuống sâu nên ở đây hiếm nước mặt trong khi nước ngầm khá phong phú bổ cập cho sống Bằng Giang, Trà Lĩnh và Suối Củn. Chuyển dần xuống phía Đông Nam là cảnh quan karst trưởng thành và karst già với các tháp, chóp karst đã hoặc gần tách rời nhau, bao quan các lũng rộng, đấy khá bằng và gần với cơ sở xâm thực địa phương. Nước sông Trà Lĩnhnh đến đây liên thông với các lũng này để tạo thành quần thể hồ Thang Hen dạng “turlough”-một thắng cảnh độc đáo của CVĐC Cao Bằng.
Phần cuối phía Nam của khối Lục Khu ở Lũng Thà (xã Quang Trung) mang đặc điểm cao nguyên rõ hơn cả. Nó có vách ở các phía Tây Nam, Đông Bắc và Đông; nằm chồng lên nền đá lục nguyên bị các khe xâm thực sâu cắt xẻ mạnh. Trên bề mặt cao 700-1.000m của nó tồn tại địa hình karst trẻ, gồm dãy khối hình chóp kéo dài hướng ĐB-TN ở rìa phía Tây Bắc, chuyển dần sang á vĩ tuyến ở phía Đông Nam. Các dãy này bao lấy các lũng dài nhưng còn kín, đáy dốc. Ở phía Đông xã Nguyễn Huệ dịch chuyển trái dọc đứt gãy á kinh tuyến làm lộ ra nền đáy đá lục nguyên với một vài khối đá vôi sót nhỏ trên cánh đồng carren tàn.
Nguồn tin: Khánh Linh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn