Hội nghị tổng kết mô hình "Câu lạc bộ cùng em khám phá Công viên địa chất" và chia sẻ kinh nghiệm triển khai hoạt động giáo dục về CVĐC Toàn cầu UNESCO với CVĐC Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang

Thứ tư - 30/12/2020 17:34
Ngày 18/12/2020, Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động giáo dục về CVĐC toàn cầu UNESCO thông qua mô hình “Câu lạc bộ cùng em khám phá CVĐC” và chia sẻ kinh nghiệm triển khai hoạt động giáo dục về CVĐC trong trường học với CVĐC Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang.
Ảnh 4
Ông Vi Trần Thùy- Phó Giám đốc BQL CVĐC chia sẻ về mô hình “CLB cùng em khám phá CVĐC”
Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo và chuyên viên Sở GD&ĐT, lãnh đạo và viên chức Ban Quản lý CVĐC Non nước Cao Bằng, CVĐC Cao nguyên đá Đồng Văn, các thầy, cô giáo tham gia mô hình “Câu lạc bộ cùng em khám phá CVĐC” tại các trường THCS, THPT trên địa bàn Thành phố, và một số thầy cô giáo phụ trách hoạt động giáo dục về CVĐC tại một số trường học trong vùng CVĐC Cao Nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang.
Ảnh 5
Đại diện trường THCS Hợp Giang chia sẻ về hiệu quả của việc triển khai mô hình “CLB cùng em khám phá CVĐC”.

Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự đã được nghe cô Lương Thị Thanh Thủy – giáo viên phụ trách CLB của trường THPT Nội trú trình bày tham luận: Hiệu quả của việc triển khai hoạt động giáo dục về CVĐC trong trường học thông qua mô hình “CLB cùng em khám phá CVĐC”, cô Hà Thị Kim Anh - phụ trách CLB của trường THCS Hợp Giang trình bày tham luận: Kinh nghiệm và khó khăn về triển khai mô hình “CLB cùng em khám phá CVĐC” ở bậc học THCS, và Cô Trần Thị Thoan - giáo viên bộ môn lịch sử trường THPT Chuyên  trình bày tham luận: Kinh nghiệm và khó khăn triển khai mô hình “CLB cùng em khám phá CVĐC” ở bậc học THPT. 

Ảnh 6
Ông Hoàng Xuân Đôn-Phó Trưởng ban quản lý CVĐC Cao nguyên đá Đồng Văn Hà Giang chia sẻ về hoạt động giáo dục về CVĐC trong trường học tại Hà Giang.

Bên cạnh đó, các đại biểu tham gia Hội thảo cũng đã được các thầy cô giáo phụ trách triển khai mô hình CLB ở một số trường được lựa chọn chia sẻ về những khó khăn, thuận lợi và lợi ích của việc triển khai mô hình CLB, về định hướng triển khai hoạt động giáo dục  CVĐC trong trường học trong thời gian tới. Ngoài ra, đại diện Ban quản lý CVĐC Cao Nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang cũng đã chia sẻ  một số kinh nghiệm trong việc triển khai hoạt động giáo dục  cộng đồng về CVĐC toàn cầu UNESCO, đặc biệt là hoạt động giáo dục CVĐC trong trường học; lắng nghe một số kinh nghiệm và sáng kiến của một trường học trong vùng CVĐC trong triển khai hoạt động giáo dục về CVĐC cho đối tượng học sinh thuộc các bậc học trong vùng CVĐC Cao Nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang.    

Mô hình “Câu lạc bộ cùng em khám phá CVĐC” được triển khai thí điểm tại 6 trường (3 trường THCS, 3 trường THPT trên địa bàn Thành phố); mỗi Câu lạc bộ do 1 - 2 giáo viên phụ trách cùng với 15 - 20 học sinh thành viên của câu lạc bộ có niềm đam mê tìm hiểu về văn hóa, lịch sử, di sản địa chất, ưu tiên các em có khả năng sử dụng tiếng Anh, có năng khiếu hội họa, âm nhạc, diễn xuất, quay phim, chụp ảnh…các thành viên tham gia được tìm hiểu về tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển CVĐC toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng. Các học sinh được trải nghiệm thực tế tại các điểm di sản địa chất, văn hóa, lịch sử, các làng nghề truyền thống, tầm quan trọng của công tác bảo tồn, phát huy các loại hình di sản và công tác bảo vệ cảnh quan vệ sinh môi trường...; có cơ hội phát triển kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc nhóm, xây dựng kế hoạch, kỹ năng truyền thông, giao tiếp, tổ chức các hoạt động xây dựng năng lực và phát triển nhóm.

Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu dưới sự hướng dẫn của thầy, cô phụ trách, Ban quản lý CVĐC Non nước Cao Bằng và có thể kết hợp với đi thực tế, “CLB cùng em khám phá CVĐC” sẽ tổ chức các hoạt động, cuộc thi, sự kiện để tuyên truyền tới các bạn học sinh khác trong trường và chia sẻ với cộng đồng thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây