Cùng dự buổi tiếp có các đồng chí: Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam; Bế Thanh Tịnh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số Sở, ngành của tỉnh.
Tại buổi tiếp, Bí thư Tỉnh uỷ Trần Hồng Minh bày tỏ vui mừng được tiếp đón Đoàn công tác của UNESCO, đặc biệt là Bà Lidia Brito đã nhận lời đến thăm và dự Hội nghị APGN lần thứ 8 tại tỉnh Cao Bằng. Chuyến thăm và làm việc của đoàn công tác có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tỉnh Cao Bằng nói riêng, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, đồng thời, góp phần làm sâu sắc thêm mối quan hệ hợp tác giữa Việt nam và UNESCO nói chung.
Đồng chí chia sẻ: Cao Bằng là địa phương thứ hai của Việt Nam đón nhận danh hiệu CVĐC toàn cầu do Hội đồng UNESCO công nhận vào tháng 4/2018. CVĐC Non nước Cao Bằng nằm ở phía Bắc Việt Nam, cách Hà Nội 300km, có diện tích hơn 3.683 km2, là một miền đất hiếm có, nơi du khách có thể tìm hiểu lịch sử trên 500 triệu năm của Trái đất. Tạo hóa ban tặng cho CVĐC Non nước Cao Bằng nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, hấp dẫn và nổi tiếng như: Thác Bản Giốc; động Ngườm Ngao, hồ Thang Hen, Vườn quốc gia Phja Oắc - Phja Đén… Cao Bằng có bề dày về lịch sử văn hóa, là vùng đất có tài nguyên văn hóa vật thể phong phú được thể hiện qua hệ thống di sản, di tích trong đó nhiều di tích được công nhận cấp quốc gia đặc biệt, cấp quốc gia, cấp tỉnh và bảo vật quốc gia. Những giá trị về địa chất, đa dạng sinh học, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên, di sản văn hóa phi vật thể của CVĐC toàn cầu Non nước Cao Bằng đã tạo nên một CVĐC toàn cầu với những giá trị đặc sắc và riêng biệt so với các CVĐC toàn cầu khác.
Trải qua giai đoạn xây dựng và phát triển CVĐC từ năm 2015 - 2024, ngành du lịch tỉnh có kết quả tăng trưởng khá nhanh từ việc triển khai mô hình CVĐC toàn cầu UNESCO. Với các kết quả đã đạt được, tỉnh Cao Bằng chắc chắn tiếp tục phát triển CVĐC toàn cầu Non nước Cao Bằng theo các tiêu chí của UNESCO; đồng thời đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục về CVĐC cho cộng đồng và trong trường học; phát triển mạng lưới đối tác CVĐC cam kết chia sẻ trách nhiệm xã hội và môi trường trong kinh doanh; bảo tồn di sản gắn với phát triển du lịch; hỗ trợ những đối tượng yếu thế trong cộng đồng để đảm bảo tất cả người dân trong cộng đồng đều được hưởng lợi từ thành quả phát triển kinh tế - xã hội.
Cao Bằng mong muốn UNESCO tiếp tục ủng hộ, hỗ trợ Việt Nam nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các CVĐC toàn cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương.
Bà Lidia Brito, Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về Khoa học Tự nhiên cảm ơn sự đón tiếp chu đáo, trọng thị của lãnh đạo tỉnh Cao Bằng dành cho đoàn công tác và chia sẻ với khó khăn, mất mát của Việt Nam nói chung, trong đó có tỉnh Cao Bằng đang phải đối mặt, khắc phục hậu quả của mưa lũ. Bà Lidia Brito nhấn mạnh CVĐC Non nước Cao Bằng là một hình mẫu hợp tác hiệu quả với UNESCO và Việt Nam là quốc gia thành viên chủ động, tích cực, luôn đưa ra những sáng kiến, khuyến nghị có tính chiến lược đối với các vấn đề chung của UNESCO. Với nhiệm vụ của mình bà sẽ tiếp tục kết nối các CVĐC trong Mạng lưới, tăng cường hơn nữa sự hợp tác giữa UNESCO và Việt Nam. Nhân dịp này, Bà Lidia Brito chúc mừng CVĐC Lạng Sơn (Việt Nam) vừa được Hội đồng chuyên gia quốc tế biểu quyết gia nhập Mạng lưới.
Phát biểu tại buổi tiếp xã giao, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc đánh giá cao tỉnh Cao Bằng dù trong điều kiện khó khăn nhưng tỉnh vẫn chuẩn bị chu đáo cho việc tổ chức Hội nghị APGN lần thứ 8. Thay mặt Bộ Ngoại giao, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam xin chia sẻ mất mát về người và của mà Cao Bằng đang phải gánh chịu hậu quả nặng do thiên tai mưa lũ. Bày tỏ đặc biệt cảm ơn bà Lidia Brito đã vượt đường xa, nguy hiểm lên Cao Bằng dự Hội nghị. Qua đó, thể hiện cam kết của UNESCO về sự đoàn kết, hỗ trợ Việt Nam bảo vệ và phát huy giá trị của CVĐC toàn cầu nói chung, trong đó có Cao Bằng. CVĐC Cao Bằng là hình mẫu về bảo tồn, gìn giữ các giá trị của thiên nhiên đi đôi với phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Hội nghị APGN lần thứ 8 tại Cao Bằng không chỉ là sự kiện của riêng của tỉnh Cao Bằng mà còn là ngày hội của các địa phương đang sở hữu danh hiệu UNESCO, qua đó góp phần định vị Cao Bằng nói riêng, các địa phương của Việt Nam nói chung trên bản đồ di sản thế giới. Thông qua việc tổ chức Hội nghị APGN lần thứ 8 cũng nhằm khẳng định vai trò thành viên tích cực, trách nhiệm và đóng góp thực chất vào các vấn đề chung của tổ chức UNESCO, đồng thời là cơ hội để chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm để không ngừng hoàn thiện công tác xây dựng, vận hành và phát huy vai trò CVĐC toàn cầu gắn với các mục tiêu phát triển bền vững. Khẳng định Bộ Ngoại giao, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã luôn tích cực đồng hành và hỗ trợ tỉnh Cao Bằng nói riêng và các địa phương nói chung trên chặng đường bảo tồn và phát huy giá trị của các danh hiệu được UNESCO công nhận.
Tác giả bài viết: BQL CVĐC Non nước Cao Bằng
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn