Dự hội nghị có đại diện Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, các bộ: Tài Nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa - Thể thao và Du lịch; đại diện Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐC) các tỉnh: Cao Bằng, Hà Giang, Đắc Nông, Quảng Ngãi, và các nhà khoa học nghiên cứu về địa chất. Ông Trần Tân Văn, Viện trưởng Viện khoa học Địa chất và Khoáng sản, (Bộ Tài nguyên và Môi trường) chủ trì hội nghị.
Năm 2018, Tiểu ban đã tích cực hỗ trợ công tác xây dựng CVĐC tại một số địa phương trong cả nước. Ngày 12/4/2018, Kỳ họp lần thứ 204 Hội đồng Chấp hành UNESCO tại Pa-ri (Pháp) đã thông qua nghị quyết công nhận Non Nước Cao Bằng là CVĐCTC UNESCO, qua đó trở thành CVĐCTC UNESCO thứ hai của Việt Nam.
Đoàn công tác của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Viện khoa học Địa chất và Khoáng sản, chuyên gia tư vấn quốc tế (Ông Guy Martini) đã làm việc và khảo sát sơ bộ về triển vọng xây dựng CVĐC ở một số địa phương, như: Quảng Ngãi (tháng 2/2018); Gia Lai (tháng 4 và tháng 8/2018); Đăk Nông (tháng 7 - 11/2018). Tiến hành khảo sát bổ sung và hỗ trợ CVĐC Đăk Nông xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là CVĐCTC tháng 11/2018.
Viện khoa học Địa chất và Khoáng sản tiếp tục cùng chuyên gia tư vấn quốc tế hỗ trợ CVĐC Đăk Nông chuẩn bị cho công tác thẩm định, dự kiến sẽ diễn ra tháng 7/2019. Hiện nay, Tiểu Ban đang tích cực hỗ trợ CVĐC Lý Sơn - Sa Huỳnh khảo sát, đánh giá tiềm năng di sản địa chất và chuẩn bị lập hồ sơ trình UNESCO công nhận là CVĐCTC, dự kiến tháng 11/2019.
Viện khoa học Địa chất và Khoáng sản đã hỗ trợ UBND tỉnh Cao Bằng và CVĐC Non Nước Cao Bằng trong việc khoanh vùng bảo vệ và đề xuất phương án bảo tồn, phát huy giá trị di sản CVĐC Non Nước Cao Bằng, dự kiến hoàn thành năm 2019. Theo hướng dẫn của Tiểu ban Khoa học Tự nhiên (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, các địa phương Cao Bằng, Hà Giang, Đăk Nông, Gia Lai đã cùng với Viện khoa học Địa chất và Khoáng sản triển khai đề tài nghiên cứu khoa học về kiến thức bản địa trong nâng cao nhận thức cộng đồng về di sản địa chất và CVĐC.
Năm 2019, Tiểu ban tập trung vào một hoạt động chính: Khởi động đề án Chính phủ về di sản địa chất/CVĐC; triển khai các đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước về triển vọng xây dựng CVĐC ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, kiến thức bản địa ở CVĐC các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Gia Lai, Đăk Nông về tai biến địa chất ở các khu vực karst đã được hoặc dự kiến sẽ được UNESCO công nhận; trình Tiểu ban Khoa học Tự nhiên một số đề xuất mới nhằm hỗ trợ các địa phương trong việc phát triển CVĐC.
Tiếp tục cùng chuyên gia tư vấn quốc tế, các cơ quan nghiên cứu trong nước hỗ trợ các CVĐC ở Việt Nam; triển khai hội thảo cấp Quốc gia, nâng cao nhận thức cộng đồng về di sản địa chất/CVĐC; tham gia thẩm định, tái thẩm định CVĐCTC của UNESCO; xây dựng và trình ban hành Bộ tiêu chí, quy trình xem xét, công nhận CVĐC Quốc gia; hỗ trợ tổ chức Hội thảo quốc tế về phát triển du lịch bền vững thông qua mô hình CVĐC tại Cao Bằng...
Nguồn tin: Trần Thùy
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn