Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu GGN chào đón 08 thành viên mới

Thứ năm - 28/04/2022 00:59
Ngày 21/4/2022, Mạng lưới CVĐC toàn cầu GGN phối hợp với Bộ phận Giảm thiểu rủi ro thiên tai và Khoa học Trái đất của UNESCO đã tổ chức sự kiện chào đón 08 CVĐC toàn cầu UNESCO mới nhân ngày Trái đất 2022.
Ảnh 9
Toàn cảnh sự kiện
Tham gia sự kiện có đại diện 8 CVĐC toàn cầu UNESCO mới và chính quyền địa phương, các bên liên quan và người dân địa phương, các Phái đoàn thường trực tại UNESCO của các Quốc gia thành viên, Ủy ban Quốc gia UNESCO của các Quốc gia Thành viên, đại diện của 169 CVĐC toàn cầu UNESCO tại 44 quốc gia trên thế giới, các thành viên Hội đồng CVĐC toàn cầu, thành viên Ban chấp hành mạng lưới CVĐC toàn cầu, các thành viên cá nhân và thành viên danh dự của Mạng lưới. Sự kiện được tổ chức qua ứng dụng Zoom và phát sóng trực tiếp trên Youtube. 
Ảnh 10
CVĐC toàn cầu UNESCO Seridó, Bra-xin
Ảnh 11
Quang cảnh CVĐC toàn cầu UNESCO Caminhos dos Cânion do Sul (Southern Canyons Pathways), Bra-xin
Với việc Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO thông qua việc công nhận 8 Công viên địa chất toàn cầu UNESCO mới, nâng số CVĐC tham gia vào Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu lên 177 tại 46 quốc gia. Luxembourg và Thụy Điển là hai quốc gia lần đầu tiên có Công viên địa chất toàn cầu. Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu hiện có diện tích bề mặt trên toàn thế giới là 370.662 km², tương đương với diện tích của Nhật Bản.
Ảnh 12
Hồ Esker, CVĐC toàn cầu UNESCO Salpausselkä, Phần Lan
Ảnh 13
CVĐC toàn cầu UNESCO Ries, Đức
Ảnh 14
Hang Melissani, CVĐC toàn cầu UNESCO Kefalonia-Ithaca, Hy Lạp
Ảnh 15
Larochette, CVĐC toàn cầu UNESCO Mëllerdall, Luxembourg
Trong số 08 CVĐC toàn cầu được công nhận mới có 02 CVĐC nằm ở Châu Mỹ Latinh và 06 Công viên địa chất nằm ở Châu Âu.. Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, Mạng lưới CVĐC toàn cầu không tiến hành thẩm định hồ sơ các CVĐC từ khu vực châu Á, châu Phi và Ả Rập trong năm 2021. Các Công viên địa chất toàn cầu mới được UNESCO công nhận bao gồm: Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Seridó (Brazil), Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Caminhos dos Cânion do Sul (Brazil), Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Salpausselkä (Phần Lan), Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Ries (Đức), Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Kefalonia-Ithaca (Hy Lạp), Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Mëllerdall (Luxembourg), Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Land Buzău (Romania), Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Platåbergens (Thụy Điển).
Ảnh 16
Tỉnh thể muối, CVĐC toàn cầu UNESCO Buzău Land, Romani
Ảnh 17
Mộ cự thạch ở Luttra phía trước núi Ảlleberg, CVĐC toàn cầu UNESCO Platåbergens, Thuỵ Điển
Tham gia sự kiện chào mừng, các CVĐC toàn cầu UNESCO mới giới thiệu về những giá trị địa chất, thiên nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan văn hoá độc đáo cùng với những màn trình diễn văn hoá truyền thống đặc trưng của từng CVĐC. Với việc tham gia Mạng lưới CVĐC toàn cầu, các CVĐC toàn cầu mới góp phần tăng cường nỗ lực chung trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị di sản địa chất, thiên nhiên và văn hoá. Đồng thời, các CVĐC mới sẽ có cơ hội hợp tác trong các dự án và chương trình cũng như áp dụng được các mô hình tiêu biểu theo hướng phát triển bền vững.

Nguồn tin: BQLCVĐC

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây