Tham gia đoàn khảo sát còn có đại diện Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Tiểu ban chuyên môn về CVĐC toàn cầu Việt Nam.
Từ ngày 22-25/5, đoàn chuyên gia đã khảo sát thực địa các điểm di sản trên 03 tuyến CVĐC Non nước Cao Bằng. Ngày 22-23/5, khảo sát tuyến phía Tây “Khám phá Phia Oắc, vùng núi của những đổi thay” (huyện Nguyên Bình), và tuyến phía Bắc “Hành trình về nguồn cội” (huyện Hoà An, Hà Quảng); ngày 24/5, đoàn khảo sát các điểm di sản trên tuyến phía Đông “Trải nghiệm văn hoá bản địa ở xứ sở thần tiên” (huyện Trùng Khánh).
Tại các điểm di sản, đoàn chuyên gia kiểm tra, đánh giá công tác quản lý, bảo vệ, khai thác hệ thống cơ sở vật chất, đề xuất những công việc, nhiệm vụ cần tiếp tục thực hiện để chuẩn bị cho kỳ tái thẩm định danh hiệu CVĐC Non nước Cao Bằng, định hướng một số hoạt động liên quan đến công tác bảo vệ cảnh quan, môi trường, bảo tồn văn hoá truyền thống, tạo sinh kế bền vững cho người dân địa phương…. Đoàn chuyên gia cũng đã cập nhật tiến độ triển khai các hoạt động theo 06 khuyến nghị của UNESCO đối với CVĐC Non nước Cao Bằng trong kỳ thẩm định danh hiệu CVĐC Non nước Cao Bằng năm 2017 và tư vấn triển khai các nhiệm vụ liên quan đến công tác xây dựng và phát triển CVĐC toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng năm 2022 và những năm tiếp theo.
Sau khảo sát, chiều 25/5, đoàn đã có buổi làm việc báo cáo kết quả khảo sát sơ bộ với đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Cao Bằng và các Sở, ban, ngành. Cơ bản, đoàn đánh giá tích cực các hoạt động đã và đang triển khai tại CVĐC Non nước Cao Bằng, và đề xuất một số hoạt động cần hoàn thiện để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ tái thẩm định danh hiệu CVĐC toàn cầu UNESCO trong năm 2022.
Song song với các hoạt động khảo sát tại Cao Bằng, đoàn tham dự Hội thảo nâng cao năng lực cho Mạng lưới CVĐC Việt Nam ngày 26/5 và dự Hội nghị thường niên của Tiểu Ban chuyên môn về CVĐC toàn cầu Việt Nam ngày 27/5.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn