Trên tuyến trải nghiệm này, đoàn chuyên gia đã khảo sát tại các điểm di sản: đèo Mã phục, núi Mắt thần, làng hương Phja Thắp, làng giấy bản Dìa Trên, làng rèn Pắc Rằng, Mó nước thần, cọn nước, làng đá Khuổi Ky, động Ngườm Ngao, thác bản Giốc, trung tâm thông tin động Ngườm Ngao.
Ngoài ra, đoàn chuyên gia đã tập trung đánh giá công tác quản lý, bảo vệ, khai thác hệ thống cơ sở vật chất tại tuyến trải nghiệm của CVĐC Non nước Cao Bằng như: điểm checkin mới, biển chỉ dẫn, biển báo, biển giới thiệu, bãi đỗ xe, vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan di sản, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa bản địa các điểm du lịch cộng đồng; công tác giới thiệu, thuyết minh giới thiệu song ngữ Tiếng Việt - Tiếng Anh tại các điểm di sản... Từ quá trình khảo sát thực địa và đánh giá thực tiễn sẽ là cơ sở để Đoàn chuyên gia đưa ra những khuyến nghị đối với công tác xây dựng và phát triển CVĐC Non nước Cao Bằng; tư vấn triển khai các nhiệm vụ liên quan đến công tác xây dựng và phát triển CVĐC Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng năm 2022.
Trong 03 ngày 15 – 16 và 17/8, Đoàn chuyên gia đã tiếp tục khảo sát, đánh giá thực địa tuyến phía Bắc “ Hành trình về Nguồn Cội” tại hai huyện Hoà An và Hà Quảng và tuyến phía Tây “Khám phá Phja Oắc - Vùng núi của những đổi thay” tại huyện Nguyên Bình.
Nguồn tin: Thu Thuỷ - BQL
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn