Đối tác của CVĐC Non nước Cao Bằng học tập kinh nghiệm về công tác bảo tồn làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch và Du lịch cộng đồng bền vững

Thứ hai - 17/04/2023 03:52
Từ ngày 29/3 – 1/4/ 2023, tại Thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình, Ban quản lý Công viên địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng tổ chức hoạt động học tập kinh nghiệm trong công tác bảo tồn các làng nghề truyền thống gắn với các hoạt động du lịch cộng đồng cho hơn 40 đối tác tiềm năng.

Đối với nội dung học tập kinh nghiệm phát triển làng nghề truyền thống, ngày 31/3/2023, tại làng giấy Dó xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình, các thành viên đối tác đã được nghệ nhân Nguyễn Xuân Chúc chia sẻ kỹ thuật tạo ra giấy thủ công chất lượng và cách xeo giấy khổ lớn, đại diện các hộ làng giấy bản Dìa Trên Phúc Sen cũng thực hành cách seo giấy của làng giấy Dó. Đến điểm dệt thổ cẩm và dịch vụ Chiềng Châu tỉnh Hoà Bình đã học tập về cách thực hiện những sản phẩm thủ công chất lượng, thẩm mỹ đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thị trường và phát triển hợp tác xã làng nghề…

Nghệ nhân Nguyễn Xuân Chúc chia sẻ cách làm giấy Dó tại làng giấy Dó Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
Nghệ nhân Nguyễn Xuân Chúc chia sẻ cách làm giấy Dó tại làng giấy Dó Luong Sơn, tỉnh Hòa Bình
Anh Nông Văn Thành làng giấy bản Dìa Trên xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa thực hành cách làm giấy Dó Lương Sơn
Anh Nông Văn Thành làng giấy bản Dìa Trên xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa thực hành cách làm giấy Dó Lương Sơn
Thành viên đối tác CVĐC trải nghiệm cách làm giấy Dó Lương Sơn
Thành viên đối tác CVĐC trải nghiệm cách làm giấy Dó Lương Sơn

Tại làng du lịch cộng đồng Bản Lát, xã Chiềng Châu, Mai Châu, Ban quản lý Hợp tác xã du lịch Mường Lát đã chia sẻ với ban điều phối và giám sát hoạt động du lịch Khuổi Ky Đàm Thủy về chia sẻ lợi ích cộng đồng. Đặc biệt, từ ngày 31/3 đến ngày 1/4/2023 các đối tác đã đến tham quan, học tập phát triển du lịch cộng đồng bền vững tại làng cổ Đường Lâm, xã Sơn Tây, Hà Nội - Ngôi làng cổ đầu tiên được nhà nước trao bằng di tích lịch sử quốc gia. Các thành viên đối tác đã học tập về cách thức liên kết cùng phát triển của các hộ kinh doanh du lịch, việc ứng xử và bảo vệ không gian văn hóa, lịch sử truyền thống, tìm hiểu về cách bài trí các homestay...

Anh Vi Văn Mừng BQL Hợp tác xã du lịch Mường Lát chia sẻ với Ban điều phối và giám sát hoạt động du lịch Khuổi Ky Đàm Thủy về chia sẻ lợi ích cộng đồng
Anh Vi Văn Mầng, BQL Hợp tác xã du lịch Mường Lát chia sẻ với Ban điều phối và giám sát hoạt động du lịch Khuổi Ky Đàm Thủy về chia sẻ lợi ích cộng đồng

Ngoài ra, trong chương trình làm việc, BQL CVĐC đã kết nối làng làm giấy bản Dìa Trên Phúc Sen với cơ sở Zó project Hà Nội. Trong thời gian tới BQl sẽ phối hợp với cơ sở Zó project lên khảo sát đánh giá hiện trạng và tiềm năng của làng làm giấy bản Dìa Trên, trên cơ sở đó sẽ triển khai các hoạt động tập huấn, ký kết hợp tác bảo tồn và phát triển nghề làm giấy truyền thống theo hướng phát triển bền vững và tìm nguồn ra cho sản phẩm.

Ông Vi Trần Thùy – Phó Giám đốc BQL và đối tác CVĐC trao đổi với chủ cơ sở Zó project Hà Nội
Thành viên đối tác CVĐC trải nghiệm tại xưởng dệt thổ cẩm và dịch vụ Chiềng Châu
Chị Vi Thị Oanh phó Giám đốc HTX Hợp thổ cẩm và dịch vụ Chiềng Châu chia sẻ kinh nghiệm phát triển nghề và chia sẻ quyền lợi giữa các thành viên
Đối tác CVĐC Non nước Cao Bằng học tập tại làng cổ Đường Lâm, xã Sơn Tây, Hà Nội 2
Đối tác CVĐC Non nước Cao Bằng học tập tại làng cổ Đường Lâm, xã Sơn Tây, Hà Nội

Thông qua hoạt động học tập kinh nghiệm các đối tác của CVĐC Non nước Cao Bằng đã có thêm những ý tưởng, giải pháp để giải quyết vấn đề khó khăn, vướng mắc mà các làng nghề, làng du lịch cộng đồng của Cao Bằng đang gặp phải. Đồng thời sắp tới BQL CVĐC sẽ tiếp tục định hướng Mạng lưới đối tác CVĐC Non nước Cao Bằng thực hiện các hoạt động vì mục tiêu phát triển du lịch bền vững và cải thiện sinh kế cho người dân.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây