Cùng với CVĐC Đắk Nông Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO có thêm 14 CVĐC đến từ Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Á khác được UNESCO vinh danh và 01 CVĐC mở rộng ranh giới trong năm 2020, cụ thể
Ở khu vực châu Mỹ có: CVĐC Cliffs of Fundy (Canada); CVĐC Discovery (Canada); CVĐC Rico Coco (Nicaragua).
Ở khu vực châu Âu có CVĐC Lauhanvuori - Haemeenkangas (Phần Lan); CVĐC Granada (Tây Ban Nha); CVĐC Maestrazgo (Tây Ban Nha); CVĐC Balck Country (Anh); CVĐC Estrela (Bồ Đào Nha); CVĐC Djerdap (Serbia); CVĐC Yangan Tau (Nga) và vùng mở rộng của CVĐC Kula (Thổ Nhĩ Kỳ).
Ở khu vực châu Á có: CVĐC Đắk Nông (Việt Nam); CVĐC Xiangxi (Trung Quốc), CVĐC Toba Caldera (Indonesia).
Công viên Địa chất Đắk Nông, được thành lập vào năm 2015, có diện tích 4.760 km2, bao gồm các huyện Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk G’long và thị xã Gia Nghĩa. Lịch sử của vùng đất này bắt nguồn từ 140 triệu năm cách ngày nay, khi nơi đây còn là một phần của đại dương rộng lớn với các dấu tích được tìm thấy như đá trầm tích, hóa thạch cúc đá và các loại hóa thạch khác. Do các vận động kiến tạo của lớp vỏ Trái đất, khu vực này được nâng lên và xuất hiện núi lửa. Chính hoạt động phun trào núi lửa đã che phủ đến một nửa diện tích khu vực này bởi các lớp dung nham bazan. Đáng ngạc nhiên là, cách đây khoảng 10.000 năm, núi lửa vẫn còn hoạt động, tạo nên hệ thống hang động núi lửa độc đáo, đồ sộ nhất khu vực Đông Nam Á, trong đó đặc biệt đã phát hiện được dấu tích cư trú của người tiền sử từ khoảng 10.000 năm cách ngày nay. Đây cũng là quê hương của 3 dân tộc bản địa Mạ, M’nông, Êđê. Vào cuối những năm 70 của thế kỷ trước, nhiều dân tộc phía Bắc đã di cư đến Đắk Nông lập nghiệp, biến nơi đây thành vùng đất đa sắc màu văn hóa của hơn 40 dân tộc. Bên cạnh đó, vùng đất Đắk Nông còn là một phần của “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” đã được tổ chức UNESCO công nhận là “Kiệt tác Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại” năm 2005.
Nguồn tin: P.V
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn