Đặc sắc các lễ hội trong vùng Công viên địa chất Non nước Cao Bằng

Thứ ba - 31/12/2024 10:30
Công viên địa chất toàn cầu (CVĐC) toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng là nơi hội tụ của hơn 20 dân tộc cùng nhau sinh sống. Mỗi dân tộc đều có một bản sắc văn hóa riêng biệt tạo nên bức tranh đa sắc.
z5371291717421 16772a93cc30e37593b506423c69e3cd
Trên địa bàn tỉnh hiện bảo tồn và duy trì hoạt động trên 100 lễ hội dân gian truyền thống được tổ chức với quy mô lớn nhỏ khác nhau, các lễ hội chủ yếu diễn ra vào mùa xuân và mang đậm nét văn hóa dân tộc địa phương... Một số lễ hội nổi bật như: Lễ hội Chùa Sùng Phúc (Quảng Hoà), lễ hội Nàng Hai (Quảng Hoà), lễ hội Pháo Hoa (Quảng Hoà), hội Đền Vua Lê (Hoà An)… Đến Cao Bằng vào dịp đầu năm mới, du khách có thể tham gia vào các lễ hội truyền thống và hòa mình vào điệu then, hát lượn,… cùng những món ăn đặc sản của núi rừng miền biên viễn...
 
Hội Tung còn là trò chơi truyền thống của các dân tộc Tày, Nùng vào dịp lễ, Tết Nguyên đán, hoặc trong những ngày hội vui xuân như hội chùa, hội đền, hội lồng tồng…
z5371291705978 0e8f3de2369751c75e8f5607de14be70
Góc trưng bày các sản vật địa phương tại lễ hội.
Lễ hội Pháo hoa được tổ chức vào ngày 2/2 (âm lịch) thường diễn ra ở Quảng Uyên, Đông Khê (Thạch An), là một trong những ngày hội tổ chức quy mô lớn, đông vui nhất tỉnh. Tương truyền, đầu pháo của Quảng Uyên được vị thần ở Bách Linh tự phù hộ cho nên linh ứng nhất (Bách Linh tự là ngôi đền dựng ở thị trấn thờ 100 vị thần thiêng), tri ân bậc tiền nhân Nùng Trí Cao có công đánh thắng quân Tống thế kỷ XI. Hội Pháo hoa là cuộc vui thể hiện tinh thần thượng võ rèn luyện sức khoẻ, lôi cuốn các chàng trai khoẻ mạnh từ các địa phương tới tham dự với hy vọng khi tham gia vào cuộc tranh pháo hoa sẽ giành được chiếc vòng cầu phúc. Vì mọi người quan niệm, ai bắt được vòng lộc pháo hoa thì cả năm sẽ được may mắn, tốt lành, phát tài, phát lộc.
z5371298440009 528f78c16e6d4d5792771da7663bc594
Khai mạc lễ hội "Tranh đầu pháo" (Quảng Uyên).
Lễ hội Nàng Hai là lễ hội cầu mùa ở Tiên Thành (Phục Hoà), Kim Đồng (Thạch An). Nghi lễ chính là mời hồn Nàng Trăng nhập vào cô gái trong làng, rồi đoàn người hát theo, nhiều khúc hát được soạn từ xưa, thường được kéo dài với nhiều đêm xướng hát. Cầu xin các Mẹ Hai trên mường trời (nơi có 6 mẹ, có nơi có 12 mẹ) cho mưa thuận, gió hòa, bốn mùa bình an, diệt trừ sâu bọ cho mùa màng tốt tươi, mọi người trong làng bản khỏe mạnh.
z5371297785092 f4fc7005bc96cc0f5b75e1ab9862ccab
Các chàng trai khoẻ mạnh thi đấu Tranh đầu pháo.

Hội Thanh Minh tổ chức vào ngày Thanh minh hằng năm tại xã Phúc Sen (Quảng Uyên). Hội do dân tộc Nùng An tổ chức, cầu cho mưa thuận gió hoà, cầu chúc hạnh phúc cho lứa đôi yêu nhau.

Hội Háng Toán (còn gọi là chợ hội) diễn ra hầu khắp các huyện trong tỉnh. Hội tổ chức sinh hoạt vui chơi, vừa là nơi mua bán vừa là nơi thu hút thanh niên nam, nữ đến gặp nhau ở chợ phiên nhắn gửi hẹn hò, tìm hiểu nhau.
z5371299125325 5cd6a78e67223eca05ded70b4c55481c
Các tiết mục khai hội đặc sắc.
Tuy nhiện, trong xu thế hội nhập và phát triển, văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc vùng CVĐC đang có nguy cơ bị mai một... Thời gian tới, các địa phương trong vùng CVĐC toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng tiếp tục tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các nhà quản lý, nhà đầu tư và cộng đồng về bảo tồn và phát triển các giá trị di sản văn hóa theo hướng khai thác đi đôi với bảo tồn. Các ngành, địa phương tỉnh Cao Bằng tiếp tục triển khai có hiệu quả Dự án 06 về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng

Tác giả bài viết: Nguyệt Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây