Mười năm Công viên địa chất toàn cầu UNESCO: Định hình tương lai hành tinh của chúng ta

Thứ năm - 27/03/2025 16:23
Ngày 05/3/2025, tại trụ sở UNESCO, Paris (Pháp) đã diễn ra chương trình kỷ niệm 10 năm Chương trình Khoa học Địa chất và Công viên địa chất (CVĐC) Quốc tế với sự tham dự của Đại sứ quán các nước, các Phái đoàn, đối tác quan trọng và đại diện các CVĐC.
486633581 982726320710088 5494121868966012832 n
Bà Lidia Arthur Brito, Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về Khoa học-Tự nhiên phát biểu tại Lễ kỷ niệm.

Cách đây 10 năm, các Quốc gia thành viên UNESCO đã thông qua việc thiết lập một danh hiệu đặc biệt - Công viên địa chất toàn cầu UNESCO - nhằm công nhận các vùng lãnh thổ có giá trị địa chất đặc biệt. Sau đó, Mạng lưới CVĐC TC đã phát triển từ 120 lên 213 CVĐC tại 48 quốc gia và ngày càng được ghi nhận trong việc tăng cường vai trò của cộng đồng thông qua mô hình quản lý bền vững dựa vào cộng đồng. Danh hiệu CVĐC gắn liền với Chương trình Khoa học Địa chất Quốc tế, tạo thành hai mảng bổ trợ lẫn nhau, thông qua đó, UNESCO vừa hỗ trợ nghiên cứu tiên phong về lĩnh vực khoa học Trái đất, vừa thúc đẩy mô hình bảo tồn di sản địa chất độc đáo.

Để đánh dấu mốc quan trọng này, các Đại sứ, Phái đoàn và các đối tác quan trọng của Chương trình Khoa học Địa chất và CVĐC Quốc tế - bao gồm Liên minh Quốc tế về Khoa học Địa chất (IUGS) và Mạng lưới CVĐC TC (GGN) – đã tổ chức kỷ niệm những thành tựu của Chương trình này vào ngày 05/3/2025. Qua ba phiên thảo luận, các đại biểu đã cùng nhìn lại một thập kỷ phát triển, những thách thức hiện tại và định hướng tương lai của CVĐC TC UNESCO.

Đa dạng địa chất góp phần cho phát triển bền vững

Screenshot 2025 03 27 161706
Diễn giả trao đổi tại Phiên Thảo luận thứ nhất: Đa dạng địa chất góp phần cho phát triển bền vững

Đa dạng địa chất - các yếu tố tự nhiên không có sự sống của Trái đất - nền tảng của đa dạng sinh học, thích ứng với khí hậu và quản lý tài nguyên bền vững, vẫn chưa được quan tâm đúng mức trong các cuộc thảo luận về phát triển bền vững. Chủ trì phiên thảo luận đầu tiên, Đại sứ Bồ Đào Nha, bà Rosa Batoréu nói "Có một sự thay đổi rõ rệt trước và sau khi một khu vực được công nhận là CVĐC TC UNESCO," để nhấn mạnh sự chuyển biến trong việc gia tăng sự tham gia của cộng đồng địa phương, nghiên cứu khoa học và cơ hội giáo dục gắn liền với đa dạng địa chất. Các diễn giả đã làm nổi bật vai trò quan trọng của đa dạng địa chất trong quy hoạch sử dụng đất hiệu quả hơn, nâng cao khả năng ứng phó thiên tai và phát triển cơ sở hạ tầng. Một số ý kiến khác nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết nối đa dạng địa chất với di sản văn hóa và du lịch bền vững.

Tác động của công viên địa chất: Từ địa phương đến toàn cầu

Screenshot 2025 03 27 161719
Các diễn giả trao đổi tại Phiên thảo luận thứ 2: Tác động của công viên địa chất: Từ địa phương đến toàn cầu

Các CVĐC bắt đầu từ sự tham gia của cộng đồng địa phương - nhưng tầm hưởng của CVĐC thì xa hơn nhiều. Đại sứ Tây Ban Nha, ông Miguel Lorenz, chủ trì phiên thảo luận thứ hai, nhấn mạnh bản chất phát triển dựa vào cộng đồng của các CVĐC, từ những nỗ lực từ cấp địa phương đến sự công nhận quốc tế, vai trò của CVĐC trong việc đem lại sức sống mới cho các vùng nông thôn thông qua các hoạt động thúc đẩy nghiên cứu khoa học, du lịch và khởi nghiệp. Các diễn giả đã thảo luận về cách chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm giữa các CVĐC giúp những mô hình phát triển tại địa phương có thể tác động đến các cách tiếp cận toàn cầu để hướng tới phát triển bền vững. Một số ví dụ được đề cấp như các phương pháp giáo dục trong đưa ra các mô hình giảm thiểu rủi ro thiên tai triên toàn cầu hay tri thức của người dân bản địa và các hợp tác xã/nhóm sản xuất phụ nữ đang góp phần tạo cảm hứng cho các sáng kiến phát triển bền vững và bảo tồn với quy mô toàn cầu. 

Tăng cường mở rộng và củng cố Mạng lưới

481922310 1072242674943372 3291358120172197020 n
Ông Guy Martini, Tổng Thư ký Ban điều hành Mạng lưới CVĐC TC về những thách thức và cơ hội quá trình thẩm định danh hiệu CVĐC TC UNESCO mang lại cho các CVĐC.

Phiên thảo luận cuối cùng tập trung vào việc mở rộng và hỗ trợ mạng lưới CVĐC, đặc biệt tại các khu vực còn ít CVĐC. Đại sứ Trung Quốc, ông Yang Jin trình bày nguyên do Trung Quốc sớm tiếp nhận mô hình CVĐC và nhấn mạnh rằng các CVĐC cần được lồng ghép vào chính sách quốc gia, nhận được sự hỗ trợ về tài chính và quản lý, đồng thời đảm bảo cộng đồng địa phương đóng vai trò tích cực trong công tác quản lý CVĐC. Các diễn giả nhấn mạnh giáo dục, công tác quản lý và hợp tác quốc tế là những yếu tố then chốt để đảm bảo sự phát triển lâu dài của các CVĐC. Việc tham gia sớm vào Mạng lưới CVĐC TC, nâng cao năng lực và hợp tác đa ngành được xem là những bước quan trọng đối với các CVĐC.

Lễ kỷ niệm 10 năm Chương trình Khoa học Địa chất và Công viên Địa chất Quốc tế là một sự kiện quan trọng, tôn vinh vai trò của các CVĐC như một giải pháp thiết yếu trong phát triển bền vững, giáo dục và tăng cường khả năng thích ứng của cộng đồng, đồng thời thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học Trái đất. Từ những sáng kiến địa phương đến tác động toàn cầu, các cuộc thảo luận đã khẳng định vai trò của CVĐC trong việc định hình một tương lai bền vững hơn. UNESCO đánh giá cao sự tham gia tích cực của Mạng lưới CVĐC Châu Âu (EGN) và những đóng góp của Ủy ban Quốc gia Pháp tại UNESCO trong việc góp phần tạo nên thành công của sự kiện này.

Tác giả bài viết: Theo UNESCO

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây