Tham dự chương trình kỷ niệm có bà Lidia Arthur Brito, Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về khoa học tự nhiên, bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42, các thành viên Hội đồng CVĐC TC UNESCO, Ban điều hành Mạng lưới CVĐC TC và đại diện một số CVĐC TC trên thế giới.
Chương trình kỷ niệm diễn ra với nhiều nội dung thiết thực, các phiên thảo luận giữa đại diện của các quốc gia thành viên UNESCO, CVĐC TC UNESCO và các đối tác của chương trình CVĐC TC UNESCO. Các phiên thảo luận bao gồm: Đa dạng địa chất vì sự phát triển bền vững, Từ địa phương tới toàn cầu - Tác động của CVĐC TC UNESCO và Phát triển mạng lưới và củng cố CVĐC TC UNESCO. Thành tựu của chương trình Khoa học địa chất và CVĐC quốc tế, các CVĐC TC UNESCO mới được công nhận cũng được thông qua tại chương trình kỷ niệm.
Trước đó, ngày 04/3/2025, Ban điều hành Mạng lưới CVĐC TC đã tổ chức cuộc họp nhằm trao đổi, thống nhất nội dung chương trình khung chiến lược giai đoạn 2025-2030, phương hướng hoạt động năm 2025 của Mạng lưới, và khung chương trình năm 2025 của nhóm chuyên môn về Phát triển bền vững.
Năm 2015, danh hiệu CVĐC TC của UNESCO đã được các Quốc gia Thành viên UNESCO thông qua nhằm công nhận các vùng lãnh thổ có giá trị địa chất đặc biệt – những "phòng thí nghiệm sống" giới thiệu các quá trình địa chất ấn tượng của Trái Đất đang diễn ra theo thời gian thực, đồng thời tôn vinh vai trò độc đáo của con người, văn hóa và cộng đồng địa phương tại các khu vực này. Hiện nay, CVĐC TC UNESCO đang dần trở thành công nhận danh hiệu của UNESCO phát triển nhanh nhất, thúc đẩy một mô hình bảo tồn di sản Trái Đất độc đáo hướng tới phát triển bền vững.
Tác giả bài viết: Dương Hiếu
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn